Chào luật sư. Hiện tại tôi đang trong vụ án khởi kiện để đòi lại tài sản. Hiện tại tôi rất muốn nhanh chóng xử lý vụ việc này. Vụ việc này đã đi đến bước phúc thẩm. Tuy nhiên, tôi nghe nói trong một số trường hợp vẫn bị hoãn xét xử phúc thẩm. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Các trường hợp hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm theo luật định là gì? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xét xử phúc thẩm là gì?
Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án sơ thẩm ; quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.
Phạm vi xét xử phúc thẩm
Theo điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
Phạm vi xét xử phúc thẩm là xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm
Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm. Hội đồng xét xử là “Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra các bản án hoặc quyết định đối với các vụ án”.
Những vấn đề thành phần; chức năng; thẩm quyền của Hội đồng xét xử đều được quy định cụ thể trong pháp luật TTHS. Hội đồng xét xử không phải là Hội đồng có các thành viên cố định, chỉ những thẩm phán và hội thẩm nhân dân được phân công mới tập hợp lại thành Hội đồng xét xử trong mỗi vụ án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm trong thủ tố tụng dân sự. Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai; trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại những bản án hoặc xét lại các quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo; kháng nghị. Và Hội đồng xét xử phúc thẩm là chủ thể có vai trò trực tiếp thực hiện việc xét xử tại Tòa án cấp phúc thẩm.
Hội đồng xét xử phúc thẩm là Hội đồng bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa phúc thẩm.
Các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm
- Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt mà Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
- Người kháng cáo; người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa.
- Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó; trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
- Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
- Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.
- Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Thời hạn
Khoản 2 điều 352 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này”
Như vậy, thời hoãn hoãn phiên tòa phúc thẩm tương tự với thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm tức không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Nội dung quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm
Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm bao gồm các nội dung chính sau:
- Ngày; tháng; năm ra quyết định;
- Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán; Hội thẩm; Thư ký Tòa án;
- Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố; kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
- Vụ án được đưa ra xét xử;
- Lý do của việc hoãn phiên tòa;
- Thời gian; địa điểm mở lại phiên tòa.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, hoãn phiên tòa phúc thẩm phải tuân theo các quy định của pháp luật. Các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm theo được quy định cụ thể tại điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Mời bạn đọc xem thêm
- Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại
- Tổ chức và hoạt động của tòa gia đình và người chưa thành niên
- Thời hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Các trường hợp hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm theo luật định Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
+ Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
+ Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Kháng nghị là Hành vi tố tụng của người có thẩm quyền; thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án; quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác; công bằng; đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án; quyết định của Tòa án.
Kháng nghị là hoạt động áp dụng đối với những bản án; quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực thi hành hoặc đã có hiệu lực thi hành nhưng trong thời gian điều tra; truy tố; xét xử đã phát hiện sai sót, hay có những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung bản án.
Thẩm phán sơ cấp là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật; nhằm thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những công việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.