Chào Luật sư. Tôi có nộp đơn khởi kiện lên tòa án nhưng bị bác đơn khởi kiện. Tuy nhiên, tôi đã làm đúng trình tự, thủ tục nhưng không hiểu vì lý do gì mà tôi bị bác đơn khởi kiện. Vì vậy, tôi muốn tìm hiểu các về bác đơn khởi kiện. Các trường hợp bác đơn khởi kiện theo quy định là gì? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư. Xin cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bác đơn khởi kiện là gì?
Yêu cầu của đương sự sẽ là yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong vụ án/ việc dân sự, đề nghị Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét và giải quyết theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Yêu cầu của đương sự là sự thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Yêu cầu của đương sự bao gồm yêu cầu về nội dung (yêu cầu trả nợ, yêu cầu phân chia thừa kế, yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, yêu cầu bồi thường thiệt hại, ….) hoặc là yêu cầu về hình thức (yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu điều tra, ….). Đương sự thể hiện yêu cầu của mình bằng cách gửi trực tiếp đơn ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc trực tiếp đến trụ sở Tòa án để trình bày và được cán bộ Tòa án ghi nhận vào văn bản. Đương sự có thể đưa ra yêu cầu khi soạn thảo đơn khởi kiện, trong quá trình Tòa án chuẩn bị giải quyết vụ việc dân sự, trực tiếp tại phiên tòa khi đang xét xử hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự. Sau khi đưa ra yêu cầu, đương sự có quyền thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu hoặc rút yêu cầu. Tòa án có nhiệm vụ xem xét, giải quyết các yêu cầu của đương sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bác đơn khởi kiện là việc Toà án không công nhận, không đồng ý với yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong vụ việc dân sự.
Các trường hợp bác đơn khởi kiện
Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện dân sự được quy định tại Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
- Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. (Trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.)
- Người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án khi hết thời hạn. (Trừ trường hợp người khởi kiện không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng)
- Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán.
- Trường hợp người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
- Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện;
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện dân sự theo quy định của pháp luật.
Đối với thẩm phán: Khi trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Đơn khởi kiện (bao gồm cả tài liệu, chứng cứ kèm theo) mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao chụp và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Đối với đương sự: Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây:
- Khi người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
- Các yêu mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận, tuy nhiên theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại. Đó là các yêu cầu về ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.
- Đã có đủ điều kiện khởi kiện.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (được hướng dẫn tại điều 7 nghị quyết số 04/2017/NQ- HĐTP).
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự
- Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?
- Các tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các trường hợp bác đơn khởi kiện theo quy định”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của BLTTDS, thì nguyên đơn không được khởi kiện lại vụ án đó đối với bị đơn về cùng một hoặc một số yêu cầu mà nguyên đơn đã đề nghị Tòa án giải quyết trong vụ án trước.
Quyền khởi kiện, quyền tự định đoạt quyết định là của đương sự, nếu họ kiện sai đối tượng thì Tòa án xử bác yêu cầu của họ chứ không nên đình chỉ. Nếu họ kiện sai đối tượng thì họ phải gánh chịu hậu quả là phải chịu án phí, còn nếu Tòa án đình chỉ thì họ sẽ được nhận lại tiền tạm ứng án phí .
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng