Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Lao Động

Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?

Tú Uyên by Tú Uyên
Tháng 10 13, 2022
in Luật Lao Động
0

Có thể bạn quan tâm

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng được gia hạn không?

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

Sơ đồ bài viết

  1. Căn cứ pháp lý
  2. Quy định của pháp luật về nghỉ việc riêng có hưởng lương
  3. Như thế nào là ngày nghỉ hàng tuần?
  4. Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?
  5. Thông tin liên hệ với Luật sư X
  6. Câu hỏi thường gặp

Chào Luật sư, đồng nghiệp tôi mới xin nghỉ để làm đám tang cho bố của anh ấy. Luật sư cho tôi hỏi Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Quy định của pháp luật về nghỉ việc riêng có hưởng lương

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ việc riêng tại Khoản 1 Điều 115, cụ thể như sau:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày”.

Như vậy đối với trường hợp cha mấ thì căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 bạn sẽ được nghỉ việc riêng và vẫn được hưởng nguyên lương theo quy định của bộ luật lao động. Trong trường hợp này bạn phải có nghĩa vụ thông báo cho người sử dụng lao động (công ty của bạn) để người sử dụng lao động biết và xét duyệt chế độ cho bạn. Đối với một số công ty thì người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động phải đưa ra các căn cứ để chứng minh về lý do của mình.

Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?
Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?

Như thế nào là ngày nghỉ hàng tuần?

Bộ luật lao động quy định về ngày nghỉ hàng tuần tại Điều 111, cụ thể như sau:

“Điều 111. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp”.

Thông thường trong các công ty người sử dụng lao động sẽ sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động thường là vào các ngày cuối tuần (ngày thứ 7 và ngày chủ nhật). Quy định này một phần phù hợp với nếp sống sinh hoạt chung và chu kỳ nghỉ ngơi của người lao động, tuy nhiên có những đơn vị do tính chất công việc mà có một số công ty không thực hiện việc nghỉ hàng tuần vào cuối tuần thì pháp luật sẽ tạo điều kiện cho phép người lao động được phép linh hoạt sắp xếp nghỉ vào các ngày cố định khác trong tuần nhưng việc nghỉ các ngày trong tuần phải được ghi rõ trong nội quy lao động. Người lao động không được hưởng lương và nếu trong trường hợp người lao động có đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ.

Việc pháp luật lao động  quy định về thời gian nghỉ hàng tuần nhằm mục đích như sau:

– Một là bằng việc quy định quỹ thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo tuần, pháp luật lao động đảm bảo cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động của mình trong quan hệ đồng thời làm căn cứ cho việc hưởng thụ quyền lợi như tiền lương, thưởng.

– Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi có có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ lao động, đảm bảo quyền nghỉ ngơi của người lao động.

Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 nêu trên thì pháp luật dân sự có quy định về việc nếu như trong trường hợp ngày nghỉ hàng tuần mà trùng vào các ngày nghỉ lễ tết thì người lao động sẽ được quyền nghỉ bù, còn không có bất kỳ các quy định nào trong pháp luật lao động quy định nghỉ việc riêng trùng vào ngày nghỉ lễ tết, cả.

Do vậy trường hợp của bạn là nghỉ việc riêng mà không phải là nghỉ hàng tuần trùng vào ngày nghỉ Lễ, tết  bởi vậy bạn không được nghỉ bù.

Pháp luật quy định ngày nghỉ lể, tết tại Điều 112 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:

“Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch: 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này”.

Mời bạn xem thêm:

  • Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
  • Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề tra cứu thông tin quy hoạch hãy liên hệ  0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Mẹ đẻ mất trong thời gian nghỉ thai sản có được nghỉ bù không?

Về bản chất, việc pháp luật lao động cho phép NLĐ được nghỉ 03 ngày hưởng nguyên lương khi bố đẻ/mẹ đẻ mất nhằm chia sẻ và hỗ trợ người lao động trong thời gian đi làm thu xếp công việc cá nhân. Pháp luật hiện nay không có quy định cho phép người lao động được nghỉ bù và hưởng nguyên lương do cha mẹ mất trong thời gian nghỉ sinh.

Nghỉ việc riêng có tính luôn ngày nghỉ cuối tuần không?

heo Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 quy định về người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
Và tại Điều 115 Luật này có quy định như sau:
“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
…
Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”
Theo quy định này thì trường hợp nghỉ việc hưởng nguyên lương trong những ngày lễ tết mà trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Tuy nhiên, trường hợp bạn nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương trùng vào ngày chủ nhật (ngày nghỉ hằng tuần) thì sẽ không thuộc trường hợp được nghỉ bù cho ngày chủ nhật.

Ông bà mất được nghỉ mấy ngày?

Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 ở trên về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, bạn sẽ được nghỉ việc 01 ngày không hưởng lương khi ông bà của bạn mất và bạn phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động của bạn khi ông bà của bạn mất. Và bạn có thể thỏa thuận nghỉ thêm nhưng sẽ không được hưởng lương với người sử dụng lao động.
Trong trường hợp ông bà của người lao động chết mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.
Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP). Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Bố mẹ mất vào ngày nghỉ có được nghỉ bù không?Như thế nào là ngày nghỉ hàng tuần?Quy định của pháp luật về nghỉ việc riêng có hưởng lương

Mới nhất

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

by Hương Giang
Tháng 8 12, 2024
0

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc mối quan hệ lao động giữa người lao động và...

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng được gia hạn không?

by Hương Giang
Tháng 7 30, 2024
0

Hợp đồng xác định thời hạn là một loại hợp đồng lao động mà trong đó hai bên (người sử...

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

by Hương Giang
Tháng 6 21, 2024
0

Việc giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng là việc người lao động tự ý đưa ra quyết định...

Download mẫu chấm dứt hợp đồng

Download mẫu chấm dứt hợp đồng

by Hương Giang
Tháng 6 10, 2024
0

Các quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể khác nhau tùy theo luật...

Next Post
Đá gà mạng có bị bắt không?

Đá gà mạng có bị bắt không?

Hợp đồng khoán việc trong đơn vị sự nghiệp

Hợp đồng khoán việc trong đơn vị sự nghiệp 2022

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x