Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việt Nam là nước có đường bờ biển dài và nằm trong vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, cho nên các vấn đề về đảm bảo an ninh trật tự khu vực là yếu tố hàng đầu. Lực lượng đảm bảo cho các yếu tố vừa nói trên có thể kể đến như kiểm ngư, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng trên biển và quan trọng nhất là bộ đội hải quân. Vậy theo quy định của pháp luật thì bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ gì?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ gì? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổ bổ sung 2008, 2014
Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân
Theo quy định tại Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
– Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
– Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác củapháp luật có liên quan;
- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
- Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Quy định về quân đội nhân dân Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quân đội nhân dân như sau:
– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương. Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ gì?
Theo cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương, do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành, có viết về bộ đội hải quân như sau:
Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, là một phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự quản lý, chỉ huy của Bộ Quốc phòng.
Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; duy trì sự ổn định trên các vùng biển, đảo; giữ vững chủ quyền, không để xảy ra xung đột, tạo điều kiện thuận lợi, yên tâm cho các lực lượng trên biển; phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng bảo vệ tốt việc thăm dò, khai thác dầu khí và các hoạt động kinh tế biển; tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò làm nòng cốt trong các hoạt động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, nhất là trên các vùng biển xa; thực sự là chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho các hoạt động kinh tế biển.
Các cấp bậc quân hàm trong lực lượng bộ đội hải quân Việt Nam
Theo quy định tại Điều 8 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
– Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:
- Phó trung đội trưởng và tương đương;
- Tiểu đội trưởng và tương đương;
- Phó tiểu đội trưởng và tương đương;
- Chiến sĩ.
– Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
- Thượng sĩ;
- Trung sĩ;
- Hạ sĩ;
- Binh nhất;
- Binh nhì.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổ bổ sung 2008, 2014 quy định về hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan như sau:
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
– Cấp Úy có bốn bậc:
- Thiếu úy;
- Trung úy;
- Thượng úy;
- Đại úy.
– Cấp Tá có bốn bậc:
- Thiếu tá;
- Trung tá;
- Thượng tá;
- Đại tá.
– Cấp Tướng có ba bậc:
- Chuẩn Đô đốc Hải quân;
- Phó Đô đốc Hải quân;
- Đô đốc Hải quân;
Theo quy định tại Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp như sau:
– Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:
- Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
- Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
- Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
- Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
- Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
- Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.
– Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
- Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
- Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
- Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ
Theo Bộ Quốc phòng công bố thì các Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ có thể kể đến như sau:
STT | Họ tên | Thời gian đảm nhiệm | Cấp bậc | Chức vụ cuối cùng | Ghi chú |
1 | Tạ Xuân Thu (1916 – 1971) | 1964 – 1964 | Thiếu tướng (1961) | Chính ủy Học viện Quân sự | Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng Hải quân |
2 | Nguyễn Bá Phát (1921 – 1993) | 1964 – 1974 | Đại tá (1964) Thiếu tướng (1974) | ||
1976 – 1977 | Thiếu tướng (1974) | Thứ trưởng Bộ Thủy sản | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2010) | ||
3 | Đoàn Bá Khánh | 1974 – 1975 | Đại tá (1973) Thiếu tướng (1975) | ||
1981 – 1984 | Chuẩn Đô đốc | ||||
4 | Giáp Văn Cương (1921 – 1990) | 1977 – 1980 | Chuẩn Đô đốc (1974) Phó Đô đốc (1980) | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2010)Phó Tổng tham mưu trưởng (1974 – 1977) | |
1984 – 1990 | Phó Đô đốc (1980) Đô đốc (1988) | ||||
5 | Hoàng Hữu Thái | 1990 – 1993 | Phó Đô đốc (1990) | ||
6 | Mai Xuân Vĩnh (1931–) | 1993 – 2000 | Phó Đô đốc (1994) | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2017) | |
7 | Đỗ Xuân Công (1943-2022) | 2000 – 2004 | Chuẩn Đô đốc (1998) Phó Đô đốc (2002) | Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh | |
8 | Nguyễn Văn Hiến (1954-) | 2004 – 14/06/2015 | Chuẩn Đô đốc (2000) Phó Đô đốc (2004) Đô đốc (2011) | Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2011 – 2016) | Đã bị khai trừ khỏi Đảng từ 5/2020; Bị tuyên phạt 4 năm tù |
9 | Phạm Hoài Nam (1967–) | 14/06/2015 – 28/07/2020 | Chuẩn Đô đốc (2014) Phó Đô đốc (2018) Thượng tướng (2021) | Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020 – nay) | |
10 | Trần Thanh Nghiêm (1970- ) | 28/07/2020 – 11/09/2020 | Chuẩn Đô đốc (2019) | ||
11/09/2020 – nay | Chuẩn Đô đốc |
Các danh hiệu mà bộ đội hải quân đạt được trong thời gian qua
Theo công bố của Bộ Quốc phòng, các danh hiệu mà bộ đội hải quân đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như sau:
– 2 Huân chương Sao vàng (lần 2 năm 2010)
– Danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Lệnh số 316/KT-HĐNN8, ngày 13 tháng 12 năm 1989. Lần 2 năm 2015.
– 1 Huân chương Sao vàng (thành tích 30 năm xây dựng Quân chủng, Lệnh số 721/KT-HĐNN7 ngày 18 tháng 7 năm 1985).
– 1 Huân chương Hồ Chí Minh (thành tích 20 năm xây dựng trưởng thành và làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ngày 18 tháng 3 năm 1979).
– 1 Huân chương Độc lập hạng Nhất (nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam và thời kỳ Đổi mới), Lệnh số 166/KT-CTN ngày 4 tháng 5 năm 2000.
– 1 Huân chương Độc lập hạng Nhì (thành tích 10 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân chủng, Lệnh số 9/LCT ngày 29 tháng 8 năm 1965).
– 1 Huân chương Quân công hạng Nhất (thành tích 40 năm xây dựng và chiến đấu của Quân chủng, Lệnh số 580/KT-CTN ngày 10 tháng 12 năm 1984).
– 1 Huân chương Quân công hạng Nhì (về thành tích xuất sắc trong chiến đấu đánh thắng trận đầu, Lệnh số 31/LCT ngày 7 tháng 8 năm 1964).
– 1 Huân chương Quân công hạng Nhì thành tích làm nhiệm vụ chiến đấu ở Tây Nam và nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lệnh số 286/HĐNN7 ngày 20 tháng 3 năm 1983).
– 1 Huân chương Lao động hạng Ba.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bộ đội Hải quân làm nhiệm vụ gì?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; giải thể công ty cổ phần, cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vào lịch sử, ngày 7-5-1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ bờ bể. Từ đó, ngày 7-5 trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đến nay, năm 2022 bộ đội hải quân đã kỷ niệm được 67 năm thành lập lực lượng hải quân Việt Nam.
– Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
– Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
– Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế của Bộ đội Biên phòng.
– Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
– Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.