Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc bộ đội Hải quân là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nếu bộ đội biên phòng là nhánh bộ đội bảo vệ gìn giữ biên cương tổ quốc, thì bộ đội hải quân là một nhánh của bộ đội với nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ biển đảo quê hương. Tuy nhiên so với bộ đội lục quân, bộ đội đặc công được nhiều người biết đến thì bộ đội hải quân dường như được ít người dân Việt Nam biết đến nhiều hơn. Vậy theo quy định của pháp luật thì bộ đội Hải quân là gì?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc bộ đội Hải quân là gì? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về quân đội nhân dân Việt Nam
Theo quy định tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quân đội nhân dân như sau:
– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương. Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bộ đội Hải quân là gì?
Theo cuốn 100 câu hỏi – đáp về biển đảo Việt Nam có đề cập về bộ đội hải quân có viết như sau:
Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, duy trì sự ổn định trên các vùng biển, đảo; giữ vững chủ quyền, không để xảy ra xung đột, tạo điều kiện thuận lợi, yên tâm cho các lực lượng trên biển; phối hợp, hiệp đồng với các lượng bảo vệ tốt việc thăm dò, khai thác dầu khí và các hoạt động kinh tế biển; tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò làm nòng cốt trong các hoạt động phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, nhất là trên các vùng biển xa; thực sự là chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho các hoạt động kinh tế biển.
Các khu vực hoạt động của bộ đội hải quân Việt Nam
Theo thông tin Bộ Quốc phòng công bố, hải quân nhân dân Việt Nam có 5 vùng Hải quân (1, 2, 3, 4, 5) và các đơn vị trực thuộc. Lực lượng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo – tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo. Hơn thế nữa này nay hải quân nhân dân Việt Nam còn được được tăng cường lực lượng và phương tiện để làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn.
– Bộ Tư lệnh Vùng 1: Là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh,Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
– Bộ Tư lệnh Vùng 2: Là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam, trong đó có khu vực trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế – khoa học – dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh,Sóc Trăng, Bạc Liêu, và vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở bãi ngầm Cà Mau).
– Bộ Tư lệnh Vùng 3: Là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định gồm các tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Quần đảo Hoàng Sa, v.v.
– Bộ Tư lệnh Vùng 4: Là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý, biển Đông và vùng biển phía nam miền Trung, từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận.
– Bộ Tư lệnh Vùng 5: Là Bộ Tư lệnh tác chiến hải quân độc lập quản lý và bảo vệ vùng biển Nam biển Đông và vịnh Thái Lan thuộc vùng biển hai tỉnh Cà Mau (biển phía Tây Nam của Cà Mau) và Kiên Giang.
Các đơn vị thuộc về bộ đội hải quân Việt Nam
Theo Bộ Quốc phòng, các đơn vị thuộc về bộ đội hải quân Việt Nam được công bố như sau:
– Các đơn vị trực thuộc
Học viện Hải quân | Hải đoàn 128 |
Lữ đoàn Không quân 95 | Hải đoàn 129 |
Lữ đoàn Đánh bộ 147 | Trường Trung cấp kỹ thuật |
Lữ đoàn Đánh bộ 101 | Viện Kỹ thuật Hải quân |
Lữ đoàn Vận tải 125 | Trung đoàn đặc công tàu ngầm 196 |
Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 | Viện Y học Hải quân |
Lữ đoàn Tàu ngầm 189 | Trung tâm Ra đa cảnh giới biển tầm xa |
Lữ đoàn Công binh 83 | Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn |
Lữ đoàn Thông tin 602 | Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển (Đoàn 6) |
– Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục
Tiểu đoàn Phòng hóa 20, Bộ Tham mưu | Kho K711, Cục Hậu cần |
Tiểu đoàn Vệ binh, Bộ Tham mưu | Kho K710, Cục Kỹ thuật |
Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu | Kho K714, Cục Kỹ thuật |
Tiểu đoàn Tác chiến điện tử 97, Bộ Tham mưu | Kho K858, Cục Kỹ thuật |
Báo Hải quân, Cục Chính trị | Nhà máy X46, Cục Kỹ thuật |
Bảo tàng Quân chủng, Cục Chính trị | Nhà máy X48, Cục Kỹ thuật |
Xưởng In, Cục Chính trị | Nhà máy X50, Cục Kỹ thuật |
Đoàn Nghệ thuật Hải quân, Cục Chính trị | Nhà máy X51, Cục Kỹ thuật |
Đoàn 22 Hạ Long, Cục Chính trị | Nhà máy X52, Cục Kỹ thuật |
Bệnh viện quân y 87, Cục Hậu cần | Nhà máy X55, Cục Kỹ thuật |
Kho K700, Cục Hậu cần | Nhà máy X56, Cục Kỹ thuật |
Kho Xăng dầu, Cục Hậu cần | Nhà máy X70, Cục Kỹ thuật |
Lịch sử phát triển của bộ đội hải quân Việt Nam
Lịch sử phát triển của bộ đội hải quân Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau, song đều rất anh hùng và bất khuất. Lực lượng hải quân Việt Nam là lưc lượng có tiếng về trình độ kỹ thuật quân sự, và sự chỉnh chu chuyên nghiệp trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Châu Á nói riêng, nhiều lần được bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Lịch sử phát triển của bộ đội hải quân anh hùng Việt Nam là một quảng đường dài và lắm gian truân, trắc trở mới thành công rực rỡ và phát triển như bây giờ. Trong đoạn lịch sử phát triển ấy có thể tóm tắt như sau:
- Ngày 19 tháng 7 năm 1946, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng đã ký Quyết định thành lập Hải quân Việt Nam.
- Ngày 10 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Quân sự Ủy viên Hội Võ Nguyên Giáp ký nghị định đặt cơ quan chỉ huy hải quân là hải đoàn do một hải đoàn trưởng phụ trách. Tuy nhiên đến đầu năm 1947, xét thấy không thể duy trì lực lượng hải quân, Việt Minh đã tháo gỡ máy móc, vũ khí, thiết bị và đánh đắm tàu để không lọt vào tay quân Pháp.
- Ngày 8 tháng 3 năm 1949, thành lập Ban nghiên cứu thủy quân thuộc Bộ tổng Tham mưu. Ban này vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu vừa làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Khoảng 100 người tổ chức thành đội 71 được cử sang đảo Hải Nam (Trung Quốc) huấn luyện về thủy quân trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên ban bị giải thể năm 1951.
- Ngày 24 tháng 8 năm 1954, thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng.
- Tháng 4 năm 1955, Bộ Quốc phòng thành lập Trường huấn luyện bờ biển và ngay tháng sau thành lập Cục Phòng thủ bờ biển, đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
- Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Cục Phòng thủ bờ biển chuyển đổi thành Cục Hải quân và đến ngày 3 tháng 1 năm 1964, Bộ Tư lệnh Hải quân được thành lập.
- Ngày 18 tháng 5 năm 1959, thành lập Đoàn 135 (sau này đổi thành 140), đơn vị tàu tuần tiễu.
- Ngày 13 tháng 9 năm 1975, tổ chức các đơn vị phòng thủ đảo.
- Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải quân Nhân dân Việt Nam đụng độ với Hải quân Trung Quốc tại đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.
- Ngày 31 tháng 8 năm 1998, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm lễ ra mắt.
- Tháng 11 năm 2008, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trở thành một lực lượng độc lập với Hải quân Nhân dân Việt Nam.
- Ngày 3 tháng 7 năm 2013, thành lập Lữ đoàn Không quân hải quân 954, hình thành lực lượng không lực hải quân đầu tiên
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bộ đội Hải quân là gì?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Bộ Quốc Phòng công bố, Hải quân Nhân dân Việt Nam lấy ngày 07 tháng 5 năm 1955, là ngày thành lập Cục Phòng thủ bờ biển thuộc Bộ Quốc phòng làm ngày thành lập hải quân. Còn ngày truyền thống là ngày 05 tháng 8 năm 1964, ngày đánh trả thành công chiến dịch Mũi Tên Xuyên – cuộc tập kích đầu tiên bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam.
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2)
-Huân chương Sao Vàng (2)
-Huân chương Hồ Chí Minh
-Huân chương Độc lập hạng nhất
-Huân chương Độc lập hạng nhì
-Huân chương Quân công hạng nhất
-Huân chương Quân công hạng nhì (2)
-Huân chương Lao động hạng ba
Theo công bố của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 sửa đổ bổ sung 2008, 2014 thì cấp cao nhất trong bộ đội hải quân là cấp tướng. Cấp Tướng có bốn bậc:
– Chuẩn Đô đốc Hải quân (hàm cao nhất);
– Phó Đô đốc Hải quân;
– Đô đốc Hải quân.