Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, giao dịch dân sự ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì hợp đồng dân sự là loại hợp đồng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chính vì thế việc áp dụng các biện pháp bảo đảm là việc được nhiều cá nhân, tổ chức áp dụng. Nhưng không phải ai cũng biết đến các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Chính vì thế bài viết sau đây sẽ giúp đỡ mọi người phần nào hiểu rõ hơn về biện pháp bảo đảm qua bài viết “Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự gồm những gì?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015,Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bao gồm 9 biện pháp sau đây:
1.Cầm cố tài sản
Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2.Thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi chung là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình với mục đích đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nhưng không giao tài sản cho bên còn lại (sau đây gọi chung là bên nhận thế chấp). Ngoài ra, tài sản thế chấp có thể do bên thứ ba có liên quan giữ gìn nếu có sự thỏa thuận giữa các bên. Bên nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp do các tài sản này đều có đăng ký quyền sở hữu.
3. Đặt cọc
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm đặt cọc cụ thể như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
4. Ký cược
Điều 329 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản kí cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê”.
5. Kỹ quỹ
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu
Điều 331 BLDS 2015 quy định:
“1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
3. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”.
Trong hợp đồng mua bán tài sản các bên có thể thỏa thuận về mua trả chậm, trả dần. Trường hợp này người mua chỉ có quyền sở hữu khi đã trả hết tiền mua. Để bảo đảm quyền đòi tiền trả chậm, bên bán có thể thỏa thuận với bên mua xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và đăng ký biện pháp này tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
7. Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
8. Tín chấp
Theo quy định tại Điều 344 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “Tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật”.
9. Cầm giữ tài sản
Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Trong thực tế, một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường được sử dụng nhiều hơn như cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, tín chấp.
Chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đã quy định như sau:
-Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
– Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
Như vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là tổ chức, cá nhân trong tham gia hợp đồng, thỏa thuận có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, Trong quan hệ bảo đảm có hai quan hệ, đó là bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.
Đối tượng tài sản được áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Điều 295 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng phải bao gồm các loại tài sản:
(1) Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
(2) Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được (3) Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
(3) Giá trị của Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm,
Ngoài ra, Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cầm mua bán, cầm chuyển nhượng hoặc cảm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng được định giá theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Việc định giá Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng phải bảo đảm khách quan, phủ hợp với giá thị trường. Tổ chức định gia phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự gồm những gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là soạn thảo đơn xác nhận tình trạng hôn nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng như thế nào?
- Các trường hợp được trợ giúp pháp lý miễn phí là ai?
- Đất sản xuất kinh doanh có được xây khách sạn
- Đổi sổ đỏ sang sổ hồng có mất phí không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1.Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Theo quy đinh tại Điều 303 Bộ luật dân sự 2015:
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Dựa vào các phương thức xử lý tài sản bảo đảm nếu trên có thể thấy người xử lý tài sản chính là bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm.
Trong trường hợp phải đấu giá tài sản thì người xử lý tài sản bảo đảm có thêm các tổ chức bản đấu giá chuyên nghiệp.
Trường hợp các bên thỏa thuận về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì việc nhận chính tài sản bảo đảm thì người xử lý tài sản bảo đảm có thêm tổ chức có chức năng thẩm định giá tài sản.