Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bảo lãnh là một trong những hoạt động phổ biến hiện nay; đặc biệt là trong hoạt động vay tín dụng tại các ngân hàng. Tuy nhiên bảo lãnh là gì và những quy định liên quan về bảo lãnh không phải ai cũng hiểu và nắm rõ.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bảo lãnh là gì?
Bảo lãnh theo quy định của BLDS là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điều 335 BLDS 2015 thì bảo lãnh được nói như sau:
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh); sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ; (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ ;mà bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh
– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần; hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc; tiền phạt; tiền bồi thường thiệt hại; lãi trên số tiền chậm trả; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
– Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai; thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết; hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
– Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình; thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
– Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
– Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định như thế nào?
– Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh; thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
– Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình; thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
– Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình; thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Nhiều người cùng bảo lãnh một người có được không?
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ; thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh; trừ trường hợp có thỏa thuận; hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh; thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Quy định chi tiết về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Theo quy định Điều 44 Nghị định 12/2021/NĐ-CP thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây:
a) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
b) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
c) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
d) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
đ) Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
e) Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận; thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh; thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận; hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
Chấm dứt bảo lãnh khi nào?
Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ; hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Tải xuống biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022
Sau đây là mẫu biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022. Bạn có thể xem trước mẫu biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022; và tải mẫu biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022 tại đây.
Đây được xem là biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022 được nhiều người sử dụng.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng kinh tế thông dụng, chính xác năm 2022
- Mẫu đơn xin giảm giờ làm mới năm 2022
- Mẫu đơn xin cắt hộ khẩu theo quy định pháp luật hiện nay
- Mẫu giấy đề nghị thay đổi tài khoản mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biên bản thỏa thuận bảo lãnh mới năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
– Trường hợp bên bảo lãnh cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo lãnh; thì bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh.
– Thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh; thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.
Thù lao của bảo lãnh được quy định như thế nào? Câu trả lời là phụ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên.
Theo quy định tại Điều 337 BLDS 2015 quy định:
Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận.
Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh quy định như thế nào? Theo quy định của BLDS 2015 thì:
Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.