Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết việc bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có rất nhiều người dân Việt Nam đều cho rằng khi một người nào đó bị khởi tố thì chắc chắn 100% người đó đã phạm tội và đã trở thành tội phạm. Vậy theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì người bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam nói chung và nhiều người nhà có đang bị buộc tội nói chung đang cần người giải đáp.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
Người bị buộc tội là gì?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 người bị buộc tội được quy định như sau: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Trong đó:
- Người bị bắt là người bị cơ quan tiến hành tố tụng bắt trong các trườn hợp như: Phạm tội quả tang; bị truy nã; bắt bị can bị cáo để tạm giam; bị yêu cầu dẫn độ; …
- Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không?
Bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không? Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về suy đoán vô tội như sau:
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Như vậy theo quy định trên ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không. Câu trả lời cho câu hỏi bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không như sau: Người bị buộc tội không được xem là tội phạm.
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội?
Quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là quyền của người bị bắt; bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật; nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội; làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự; hoặc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều 16 BLTTHS ghi nhận nguyên tắc này với nội dung sau: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa; nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo; giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại; đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa; quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.
Mặt khác, Điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS quy định: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”. Tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”.
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được hiểu là việc cơ quan; người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tạo điều kiện cần và đủ để người bị buộc bắt; người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đưa ra những lập luận và lí lẽ; chứng cứ phủ nhận một hay toàn bộ sự buộc tội; làm giảm trách nhiệm hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quy định về người bào chữa của người bị buộc tội
Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về người bào chữa của người bị buộc tội như sau:
– Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
– Người bào chữa có thể là:
- Luật sư;
- Người đại diện của người bị buộc tội;
- Bào chữa viên nhân dân;
- Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
– Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
– Những người sau đây không được bào chữa:
- Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
- Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.
Người bị buộc tội được chỉ định luật sư bào chữa trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định về chỉ định người bào chữa như sau:
– Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi sung 2017.
- Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
2. Những người sau đây không được làm chứng:
a) Người bào chữa của người bị buộc tội;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Từ quy định trên chúng ta có thể thấy rằng; những người không được làm chứng không có liệt kê tới người thân thích của người bị buộc tội.
Hơn nữa ở khoản 1 Điều này quy định: Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
Do đó; nếu người thân thích của người làm chứng biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họtheo quy định của Bộ luật này.