Bảo hiểm xã hội là mối quan tâm của nhiều người lao động. Một số người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã tương đối muộn và hoang mang không biết bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, Luật sư X xin giải đáp câu hỏi “Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?” qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về độ tuổi tham gia BHXH
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
… 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, có 2 phương thức để tham gia bảo hiểm xã hội là tham gia BHXH bắt buộc và tham gia BHXH tự nguyện. Độ tuổi của 2 phương thức tham gia này cụ thể là:
Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Chỉ cần người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động thì sẽ là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tức không có quy định về độ tuổi tối thiểu.
Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì pháp luật không quy định về độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ áp dụng đối với những đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định từ độ tuổi tối thiểu 15 trở lên và không giới hạn độ tuổi tối đa được đóng bảo hiểm xã hội.
Người quá tuổi lao động có được đóng BHXH hay không?
Độ tuổi nghỉ hưu quy định đối với người lao động
Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ Luật lao động 2019 quy định:
– Độ tuổi nghỉ hưu lao động nam:
- Năm 2020 là 60 tuổi khi làm việc trong điều kiện lao động bình thường; 55 tuổi khi làm việc trong điều kiện lao động độc hại.
- Bắt đầu từ năm 2021 độ tuổi nghỉ là đủ 60 tuổi 03 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng, điều kiện này sẽ tăng dần cho đến năm 2028 khi lao động nam đủ 62 tuổi.
– Độ tuổi nghỉ hưu lao động nữ:
- Năm 2020 là 55 tuổi khi làm việc trong điều kiện lao động bình thường; 55 tuổi khi làm việc trong điều kiện lao động độc hại.
- Bắt đầu từ năm 2021 độ tuổi nghỉ là đủ 55 tuổi 04 tháng, sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng, điều kiện này sẽ tăng dần cho đến năm 2035 khi lao động nữ đủ 60 tuổi.
Người quá tuổi lao động có được đóng BHXH không?
Có rất nhiều người lao động khi hết tuổi lao động (đủ tuổi nghỉ hưu) nhưng vẫn tham gia vào thị trường lao động và đi làm. Thời gian làm việc do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận dựa trên quy định của Pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…”
Người lao động quá tuổi lao động đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, khi người lao động đã đóng đủ 20 năm tham gia BHXH sẽ không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nữa. Như vậy.
- Người lao động cao tuổi khi chưa đóng đủ 20 năm BHXH vẫn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và vẫn sẽ được đóng BHXH theo đúng quy định.
- Người lao động khi đã tham gia BHXH 20 năm và đã được nhận lương hưu hàng tháng không còn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nữa và Người sử dụng lao sẽ không phải đóng BHXH.
Người trên 60 tuổi được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, người trên 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoàn toàn có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.
Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đã liệt kê 06 phương thức đóng BHXH tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn:
1 – Đóng hàng tháng;
2 – Đóng 03 tháng/lần;
3 – Đóng 06 tháng/lần;
4 – Đóng 12 tháng/lần;
5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Với người trên 60 tuổi chưa tham gia BHXH bao giờ mà muốn đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu, nên tham gia BHXH tự nguyện ngay và liên tục theo một trong các phương thức: Hàng tháng, 03 tháng/lần, 06 tháng/lần, 12 tháng/lần; 01 lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm 1 lần) cho đủ 10 năm. Sau đó đóng 01 lần cho 10 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Rút bảo hiểm xã hội 1 lần có được đóng lại không?
- Đóng BHXH tự nguyện 5 năm quy định như thế nào?
- Công ty nợ BHXH giải quyết chế độ cho nhân viên thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; trích lục hồ sơ đất…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Độ tuổi 55, 60 tuổi được tham gia bảo hiểm xã hội như bình thường. Bởi pháp luật không quy định về độ tuổi tối đa được đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu để tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là từ 15 tuổi.
Do vậy, 50 hay 60 tuổi đều có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội được.
Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi khi họ đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Cho nên, ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Từ năm 2021, lao động nam phải trên từ đủ 60 tuổi 3 tháng mới được tính là lao động cao tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu. Vì thế, lao động nam khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu vẫn có thể đóng BHXH bắt buộc nếu làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn từ 1 tháng trở lên. Trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ sẽ thuộc về đơn vị sử dụng lao động. Nếu NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc thì tùy vào từng trường hợp, NSDLĐ sẽ có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc