Chào Luật sư, tôi có hai người bạn là người Mỹ, do không thể có con nên muốn nhận con nuôi tại Việt Nam. Mới đây hai bạn của tôi đã sang Việt Nam để đi tìm con. Luật sư cho tôi hỏi muốn nhận con nuôi tại Việt Nam có cần điều kiện gì không? và Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu theo quy định của pháp luật. Mong nhận được tư vấn của Luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu theo quy định năm 2022 dưới đây của chúng tôi nhé
Căn cứ pháp lý
Điều kiện nhận con nuôi sang Mỹ
Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi sang Mỹ
Tìm hiểu điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi đi Mỹ, trước tiên cần hiểu thế nào là người được nhận nuôi. Theo Khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì: Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Để việc nhận con nuôi đi Mỹ hợp pháp, người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 cụ thể:
a) Điều kiện về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi đi Mỹ
Theo quy định khoản 1 Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010, Người được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi.
Người dưới 16 tuổi là các cá nhân chưa thể độc lập tự lo cuộc sống cho mình. Đây là bộ phận chưa có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, các em cần có sự giám sát, bảo vệ từ người lớn. Đây là lứa tuổi cần được chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ trong môi trường gia đình. Việc nhận nuôi trẻ em dưới 16 tuổi tạo cho các em một mái ấm gia đình được chăm sóc, giáo dục, yêu thương từ cha mẹ nuôi, phát triển và hoàn thiện nhân cách tốt đẹp con người.
Trong đó có một số ngoại lệ, người được nhận làm con nuôi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn đáp ứng điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
b) Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc cả hai người là vợ chồng
Điều này được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010. Quy định này được đặt ra bởi lý do người con nuôi cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo quan điểm thống nhất từ một gia đình nhất định. Phải có người cụ thể đứng ra chịu trách nhiệm về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục người con nuôi. Nếu người con nuôi làm con nuôi của nhiều gia đình khác nhau, sẽ gây khó khăn trong sự phát triển của người vị thành niên vốn là người chưa có sự trưởng thành về thể chất và nhân cách.
Đồng thời, quy định này góp phần loại bỏ khả năng lợi dụng việc nhận con nuôi đi Mỹ để tiến hành những mục đích không chính đáng, vì mục đích thương mại vụ lợi và hành vi mua bán, chiếm đoạt trẻ em.
Điều kiện đối với người nhận con nuôi sang Mỹ
Người nhận con nuôi hay còn hiểu là cha mẹ nuôi được hiểu là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010.
Để việc nhận con nuôi sang Mỹ hợp pháp thì người nhận con nuôi phải đáp ứng các điều kiện nhận con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Cụ thể các điều kiện bao gồm:
a) Người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Tương lai và cuộc sống của người được nhận nuôi phụ thuộc rất nhiều từ cha mẹ nuôi. Quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi sẽ không được đảm bảo nếu giao cho một người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có khả năng nhận thức cũng như thực hiện được trách nhiệm làm cha, mẹ của mình. Bởi vì tự bản thân người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ cũng đang cần được người khác đại diện hoặc giám hộ cho họ vì chính họ cũng không thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi. Nên để việc nhận con nuôi có ý nghĩa, người nhận con nuôi đảm bảo điều kiện sống tốt cho con nuôi thì điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ trước tiên là người nhận con nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Nếu người nhận con nuôi đi Mỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc thuộc trường hợp có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện nhận con nuôi đi Mỹ.
b) Người nhận con nuôi đi Mỹ phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên
Căn cứ về mặt sinh học, khi cá nhân đủ 20 tuổi trở lên, đã đạt đến sự phát triển hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tâm sinh lý. Độ tuổi này đã có khả năng tài chính, kinh nghiệm tâm lý, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm làm cha, mẹ đối với con cái. Với quy định này, nhằm mục đích tạo ra sự cách biệt giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi, từ đó hình thành thái độ kính trọng của người con nuôi với cha, mẹ nuôi. Đồng thời giảm tình trạng cha, mẹ nuôi lạm dụng tình dục với con nuôi.
Tuy nhiên, cũng lưu ý ngoại lệ, điều kiện này không bắt buộc với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
Quy định này nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để con có thể sống trong môi trường gia đình gốc, có được tình yêu thương và sự chăm sóc nuôi dưỡng của người thân.
c) Người nhận con nuôi đi Mỹ phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi
Đây là điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho người được nhận nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình tốt. Điều kiện sức khỏe bình thường hay tốt là khả năng thực hiện các nghĩa vụ tốn nhiều sức lực của cha mẹ đối với con. Điều kiện kinh tế chỗ ở là khả năng tài chính đầy đủ hay có công việc ổn định, tạo ra thu nhập thường xuyên và chỗ ở an toàn, ổn định.
Cũng tương tự như điều kiện chênh lệch về độ tuổi, điều kiện về sức khỏe, kinh tế của người nhận con nuôi đi Mỹ không bắt buộc với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
d) Người nhận con nuôi đi Mỹ phải có tư cách đạo đức tốt
Người nhận con nuôi có tư cách đạo đức tốt là điều kiện đảm bảo cho người được nhận nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt, sống trong môi trường gia đình lành mạnh. Đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được nhận nuôi. Mặt khác, hạn chế những trường hợp lợi dụng việc nhận con nuôi đi Mỹ để sử dụng vào những mục đích không chính đáng, mang tính chất trục lợi.
e) Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010
Bên cạnh 4 điều kiện “cần” nêu trên, người nhận nuôi con phải đáp ứng các điều kiện “đủ” theo Khoản 2 Điều 14 quy định những người sau đây không được nhận con nuôi, cụ thể:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh
- Đang chấp hành hình phạt tù
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu theo quy định năm 2022
Đối với mẫu đơn I-800A khi bảo lãnh con nuôi sang Mỹ. Thì thời gian xét duyệt đơn là 15 ngày kể từ ngày thông báo về kết quả hồ sơ
Đối với mẫu đơn I- 600A thì thời gian xét duyệt đơn là 18 tháng để từ ngày nộp đơn. Thời gian này cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận tính hình của con nuôi. Cũng như người bảo lãnh có đáp ứng được đầy đủ điều kiện về tài chính và có phù hợp để hoàn tất quá trình nhận nuôi hay không
Sau khi bảo lãnh con nuôi sang Mỹ thành công: Cha mẹ nuôi cần phải hoàn thành mọi nghĩa vụ trách nhiệm của mình đối với con nuôi. Còn nuôi sẽ được hưởng mọi quyền lợi cũng như trách nhiệm như một người công dân Mỹ và được sự bảo vệ của pháp luật như mọi người con khác
Thủ tục bảo lãnh con nuôi sang Mỹ
Để có thể bảo lãnh cho con nuôi sang Mỹ, cần phải thực hiện những bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ xin visa cho con
Ba mẹ cần nhờ một bên cung cấp dịch vụ nhận con nuôi và làm theo hướng dẫn của họ để xin visa định cư nước ngoài cho con, sau đó bé có thể sống chung với gia đình bạn.
Bước 2: nhận giấy khai sinh của con
Sau khi hoàn tất thủ tục nhận nuôi, ba mẹ sẽ nhận được giấy khai sinh của con. Với giấy này, ba mẹ có thể xin hộ chiếu cho con.
Bước 3: xin hộ chiếu Việt Nam cho con
Hồ sơ xin hộ chiếu cho con nuôi bao gồm:
- Mẫu đơn xin hộ chiếu
- Bản sao công chứng quyết đinh nhận con nuôi
- Bản sao công chứng giấy khai sinh
- Bản sao công chứng hộ chiếu của ba mẹ nuôi
Bước 4: Xin visa định cư Mỹ
Sau khi hoàn tất các giấy tờ cá nhân của con nuôi, bước tiếp theo là xin visa định cư. Cần chuẩn bị đầy đủ một số giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ và khả năng tài chính của gia đình. Lãnh Sự sẽ xem xét các bằng chứng và cấp visa nếu đạt yêu cầu.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu theo quy định năm 2022″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; giấy trích lục khai tử, trích lục hộ khẩu; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định pháp luật hiện hành khi công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam thì có nghĩa vụ phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/ NĐ- CP, cụ thể mức lệ phí như sau:
Mức thu lệ phí đăng ký nhận con nuôi đi Mỹ: 9.000.000 đồng/trường hợp.
Như vậy, đối với mỗi trường hợp đăng ký nhận con nuôi đi Mỹ thì mức thu lệ phí là 9.000.000 đồng (trừ những trường hợp được miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký con nuôi theo điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP)
Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về bảo lãnh như sau:
– Bảo lãnh là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010 và Điều 2 Nghị định 19/2011/ NĐ-CP thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Tuy nhiên, đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nhận con nuôi đi Mỹ.
Cần lưu ý đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi tiến hành thực hiện đăng ký việc nhận nuôi con nuôi. Còn trong trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng sẽ tiến hành thực hiện đăng ký việc nhận con nuôi đi Mỹ.