Chào Luật sư, hiện tôi đang có nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ. Luật sư cho toi hỏi bảo hiểm nhân thọ có chịu thuế GTGT không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bảo hiểm nhân thọ là một trong những sự lựa chọn phổ biến của người dân Việt Nam khi đi mua bảo hiểm; xếp sau bảo hiểm y tế. Tuy nhiên khi tham gia vào bảo hiểm nhân thọ không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về chúng.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề bảo hiểm nhân thọ có chịu thuế GTGT không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019
Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung 2013, 2014, 2016
Bảo hiểm nhân thọ là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm thì:
12. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Hiện nay tại Việt Nam có các dạng bảo hiểm nhân thọ như sau:
- Bảo hiểm trọn đời;
- Bảo hiểm sinh kỳ;
- Bảo hiểm tử kỳ;
- Bảo hiểm hỗn hợp;
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
- Bảo hiểm liên kết đầu tư;
- Bảo hiểm hưu trí.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
– Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.
– Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm nhân thọ cho những người sau đây:
- Bản thân bên mua bảo hiểm;
- Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
- Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
- Người khác; nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Hình thức hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
– Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
– Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm; đơn bảo hiểm; điện báo, telex, fax; và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm nhân thọ
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết; trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm; và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
- Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết; và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
– Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần; hoặc nhiều lần theo thời hạn; phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần; và bên mua bảo hiểm đã đóng mộ;t hoặc một số lần phí bảo hiểm; nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo; thì sau thời hạn 60 ngày; kể từ ngày gia hạn đóng phí; doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng; bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng; nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên; mà doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định; thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ thực hiện theo quy định trong thời hạn hai năm; kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Từ quy định đó ta kết luận được; thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ đó được bán trên thị trường.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu; được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ; và người tiêu dùng sẽ là người chi trả thuế giá trị gia tăng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Bảo hiểm nhân thọ có chịu thuế GTGT không?
Về câu hỏi bảo hiểm nhân thọ có chịu thuế GTGT không? Câu trả lời là bảo hiểm nhân thọ sẽ không phải chịu thuế GTGT.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng thì:
Các loại bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khỏe; bảo hiểm người học; các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng;các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu; thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm; sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bảo hiểm nhân thọ có chịu thuế GTGT không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục kết hôn bản sao; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không có một quy định chung về đội tuổi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Hiện nay, độ tuổi chung để tham gia bảo hiểm nhân thọ từ 0 – 65 tuổi.
Đối với sản phẩm dành cho nhóm đối tượng riêng, quy định về tuổi tác có thể thay đổi. Ví dụ:
Với bảo hiểm nhân thọ cho con, cha mẹ có thể tham gia cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Với bảo hiểm nhân thọ hưu trí, điều kiện tuổi tác có thể mở rộng từ 65 – 80 tuổi
Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm nhân thọ gồm:
– Quyền lợi bảo vệ trước tử vong/ thương tật
– Quyền lợi bảo vệ trước bệnh ung thư, hiểm nghèo
– Quyền lợi chăm sóc y tế
– Quyền lợi đầu tư của sản phẩm liên kết chung
– Quyền lợi cho con
– Quyền lợi đáo hạn
– Các quyền lợi thưởng gia tăng giá trị Hợp đồng
– Mua một gói bảo hiểm chính là san sẻ khó khăn với người thân vì rủi ro trong cuộc sống là không lường được.
– Thể hiện tấm lòng hiếu thảo khi mua tặng một gói bảo hiểm cho bố mẹ, đây chính là món quà thiết thực để bố mẹ không phải lo lắng về tài chính khi về già.
– Số tiền phí bảo hiểm sẽ được các công ty bảo hiểm nhân thọ dùng để đầu tư, giúp tạo việc làm cho nhiều người, từ đó hạn chế tình trạng thấp nghiệp.