Trong quá trình thi công các công trình thì việc đảm bảo an toàn lao động cho người lao động là việc hết sức quan trọng. Để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thì theo quy định của pháp luật hiện hành thì ngoài việc đảm bảo chất lượng của các công trình thì nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. Vấn đề này đã được Nhà nước ban hành các quy định, chính sách cụ thể cho các trương hợp. Vậy thì “Bảo hiểm của nhà thầu thi công xây dựng” được quy định cụ thể như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Khái niệm nhà thầu thi công xây dựng
Nhà thầu thi công xây dựng là các chủ thể thực hiện trong các công trình xây dựng. Nhà thầu đảm bảo chịu các trách nhiệm liên quan đến công trình, bao gồm cả các tiến độ thi công. Trong hoạt động xây dựng, các nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện bên cạnh quyền lợi các bên thỏa thuận. Do đó, các công trình được thực hiện đúng tiến độ và hoàn thiện. Có các phân loại nhà thầu trong công việc, nhiệm vụ và quyền lợi họ nhận được. Cũng như tính trách nhiệm trên nhiều phương diện làm nổi bật đối với nhà thầu.
Nhà thầu xây dựng hay còn được gọi đơn giản là nhà thầu. Thực hiện các hoạt động cần thiết của người thầu xây dựng, thi công công trình. Với các tên gọi được sử dụng với các đối tượng có tiêu chuẩn, khả năng và mục đích nhất định trong các công trình xây dựng. Họ có thể là một tổ chức hoặc đơn vị có khả năng chịu trách nhiệm xây dựng một công trình. Với tính chất tổ chức, hoạt động thầu công trình diễn ra quy mô hơn. Khi đó, hoạt động tiến hành thầu công trình mang đến các nghĩa vụ hay quyền lợi ích tương ứng.
Các chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với nhà thầu để họ thầu toàn bộ công trình. Khi đó, công trình được bàn giao để nhà thầu thực hiện. Bao gồm tất cả những công việc liên quan đến dự án, đến công trình. Với các nhu cầu được thể hiện trong mong muốn của chủ đầu tư về công trình của mình. Nhà thầu sẽ thực hiện triển khai trên thực tế với các tiềm năng mà họ có. Trong đó, phải kể đến các giám sát công trình, đảm bảo hoàn thiện với chất lượng, mục đích và tiến độ đề ra.
Hiện có rất nhiều nhà thầu tại thị trường Việt Nam. Với các tính chất của đơn vị nhỏ lẻ hoặc các tổ chức có quy mô hoạt động lớn hơn. Nhưng để tìm kiếm nhà thầu uy tín, chuyên nghiệp thì cần các tiêu chí nhất định. Bởi bên cạnh các kinh nghiệm của họ trong nghề, phải quan tâm đến các quyền lợi các bên nhận được xứng đáng. Cùng với bảo đảm cho hiệu quả của công trình được phản ánh.
Trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình xây dựng
Đối với nội dung về trách nhiệm của nhà thầu thi công công trình xây dựng được quy định tại Điều 25 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong quy định về trách nhiệm đối với nhà thầu xây dựng, bởi lẽ để việc xây dựng công trình đạt được yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn đã đề ra thì nhà thầu phải có được một hệ thống quản lý chất lượng sao cho phù hợp với từng loại công trình lớn hay nhỏ. Việc xây dựng hệ thống quản lý tốt dẫn đến việc thực thi xây dựng sẽ dễ dàng xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng.
2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
3. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thì việc bố trí nhân lực sao cho phù hợp cũng thuộc về trách nhiệm của chủ thầu thi công công trình xây dựng. Không chỉ về mặt nhân lực thi công công trình, thì nội dung về quy định đối với thiết bị thi công theo yêu cầu cũng sẽ là trách nhiệm mà chủ thầu cần phải thực hiện đúng quy định.
4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.
5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.
Chủ thầu xây dựng cần có kế hoạch tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải thực hiện. Bởi lẽ việc tiếp nhận mặt bằng công trình xây dựng sẽ giúp cho chủ thầu xây dựng được các phương án xây dựng cũng như tiến hành thực hiện các trách nhiệm còn lại của chủ thầu trong quá trình xây dựng.
Bảo hiểm của nhà thầu thi công xây dựng được quy định thế nào?
Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:
– Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
– Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
– Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của nhà thầu thi công xây dựng
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì:
Phạm vi bảo hiểm
– Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định pháp luật phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng, trừ các tổn thất quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:
– Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
– Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
– Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
– Tổn thất mang tính thảm họa;
– Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bảo hiểm của nhà thầu thi công xây dựng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện cấp chứng chỉ đại lý thuế là gì?
- Mẫu chứng chỉ đào tạo nghề dưới 3 tháng mới
- Hướng dẫn tra cứu chỉ giới xây dựng năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Các loại nhà thầu xây dựng:
– Trong tiêu chí trách nhiệm đối với công trình xây dựng.
Đối với lĩnh vực xây dựng, có nhiều cách để phân loại nhà thầu. Tuy nhiên, các tính chất đối với trách nhiệm đối với công trình thầu có thể được phản ánh khác nhau. Đây là tiêu chí mang đến cách đơn giản nhất để phân loại nhà thầu đó là:
Nhà thầu chính:
Nhà thầu chính là nhà thầu thực hiện hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư. Trong tính chất cam kết thực hiện đối với công trình. Cùng với các lợi ích trực tiếp được nhận đối với hoàn thành hợp đồng ký kết. Như vậy, nhà thầu chính trong công việc xây dựng chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ đầu tư. Các cá nhân hay tổ chức khác có tham gia cũng là làm việc với nhà thầu chính.
Nhà thầu chính là đơn vị hoặc tổ chức tham gia đấu thấu và đứng tên dự thầu. Trong các khả năng, trình độ và kinh nghiệm có thể đáp ứng các yêu cầu trong xây dựng công trình. Nhà thầu chính thường có quy mô lớn, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực. Thực hiện quản lý, giám sát toàn bộ công trình được giao. Bên cạnh các tính toán nhằm mang đến kết quả phản ánh trên thực tế. Như việc cân nhắc sẽ hợp tác với đối tác nào trong hoàn thiện các phần chức năng của công trình mà họ không đủ khả năng cung cấp.
Trong tính chất trách nhiệm phản ánh đảm bảo các nội dung và quy định của pháp luật. Thực hiện các hoạt động trong xây dựng. Bên cạnh yêu cầu trong quản lý và điều chỉnh, tác động hay thúc đẩy quá trình chung trong xây dựng công trình. Và sau cùng là tiến hành nghiệm thu và bàn giao lại cho chủ đầu tư. Nhà thầu chính cũng có trách nhiệm tìm hiểu và lựa chọn nhà thầu phụ để cùng hoàn thành dự án.
Nhà thầu phụ:
Với các khả năng cung cấp cụ thể ở một lĩnh vực chuyên môn. Họ tham gia thầu theo gói với những dịch vụ mà nhà thầu chính cần. Khi đó, các hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính. Đảm bảo thực hiện công việc theo yêu cầu, chất lượng nhà thầu chính đặt ra. Từ đó nhận các lợi ích tương ứng. Với tính chất của các lĩnh vực chuyên môn cụ thể, nhà thầu phụ thường có quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Các trách nhiệm bàn giao hay thực hiện công việc đặt dưới trách nhiệm và các giám sát của nhà thầu chính.
– Ngoài cách phân loại nhà thầu như trên, thực tế ta còn có thể phân loại nhà thầu như sau:
Nhà thầu trong nước: Là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo quy định về pháp luật tại Việt Nam. Với các quy định tương ứng nhằm giám sát, quản lý và chi phối hoạt động của họ. Cũng như các lợi ích, quyền hay nghĩa vụ được xác định tương ứng, đảm bảo theo quy định của pháp luật nước ta.
Các giấy phép hay giấy chứng nhận của các chủ thể này đảm bảo theo tiêu chuẩn mà pháp luật Việt Nam. Họ thường là những cá nhân/ tổ chức/ đơn vị mang quốc tịch Việt Nam.
Nhà thầu nước ngoài: Là nhà thầu được thành lập theo luật pháp của quốc gia khác.Như vậy, các giấy phép hoạt động cũng được thành lập theo điều kiện hay tiêu chuẩn của các quốc gia khác. Họ có thể là người mang quốc tịch nước ngoài, hoặc nước Việt Nam. Tuy nhiên, họ có quyền được tham gia dự thầu tại Việt Nam theo quy định.
Nhà thầu phụ đặc biệt: Là nhà thầu chịu trách nhiệm một số hạng mục quan trọng của gói thầu. Họ cũng thực hiện các hoạt động trong làm việc với nhà thầu chính. Tùy theo yêu cầu từ nhà thầu chính mà nhà thầu phụ đặc biệt sẽ thực hiện những gì. Tính chất đặc biệt thể hiện tiềm năng, năng lực cũng như đa dạng các khả năng cung cấp của nhà thầu phụ đối với công trình xây dựng.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng khi bên mua bảo hiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực xây dựng quy định tại Luật Xây dựng và quy định pháp luật liên quan.
3. Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;
b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;
c) Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
5. Ngoài việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm với trách nhiệm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cao hơn trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định của pháp luật. Chi phí mua bảo hiểm phát sinh thêm (nếu có) thực hiện theo quy định.
6. Bên nhận thầu tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo Khoản 3 Điều 9 Luật Xây dựng và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với các quy định pháp luật liên quan.