“Xin chào luật sư. Tôi dự kiến xin apply vào một vị trí nhưng yêu cầu nhà tuyển dụng cần chứng chỉ ngoại ngữ B2. Vậy nếu tôi thi chứng chỉ ngoại ngữ này thì bằng B2 tiếng Anh có thời hạn bao lâu? Nếu tôi dùng bằng giả thì bị xử lý như thế nào? Có ngành nghề nào hiện nay không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ hay không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bằng B2 tiếng Anh có thời hạn bao lâu?
Trên thực tế chứng chỉ Tiếng Anh B2 Châu Âu tại Việt Nam thường chỉ mang thời hạn trong vòng 1-1,5 năm.
Và những đối tượng dưới đây đây rất cần bằng B2 tiếng Anh:
- Nghiên cứu sinh (NCS) trước khi bảo vệ tiến sỹ
- Giáo viên Anh văn cấp 1 và 2, giáo viên Anh văn mầm non
- Sinh viên chất lượng cao trường Đại học Quốc Gia HN, sinh viên hệ liên kết, khoa Quốc tế
- Thi nâng hạng chuyên viên, giảng viên cao cấp
Thông qua bằng B2 thì công việc của bạn ở cơ quan, ở đơn vị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Bên cạnh tấm bằng đại học
thì song song với nó bằng b2 tiếng Anh cũng quan trọng không kém. Thực tế có rất nhiều người học ra trường cầm
trên tay tấm bằng đại học nhưng lại không có bằng tiếng Anh vô hình chung các bạn đã đánh mất cho mình rất nhiều
cơ hội học tập, cơ hội thăng tiến tốt trong công việc.
Dùng bằng tiếng Anh giả bị phạt bao nhiêu?
Nếu hành vi mua bằng giả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại kkhoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử hoặc tại trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người khác.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp bị tẩy, xóa, sửa chữa mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người đứng tên trong văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, khi vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP là là bị tịch thu bằng giả.
Dùng bằng tiếng Anh giả bị phạt có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người có hành vi dùng bằng tiếng Anh giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể:
– Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người có hành vi mua bằng tiếng Anh giả mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ thực hiện theo các quy định như đã nêu trên.
Ngành nghề nào hiện nay không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ?
Sau đây là bảng tổng hợp các chức danh công chức, viên chức được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học:
STT | Công chức, viên chức | Văn bản quy định | Ngày có hiệu lực |
1 | Giáo viên | Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT | 20/3/2021 |
2 | Công chức hành chính, văn thư | Thông tư 2/2021/TT-BNV | 01/8/2021 |
3 | Công chức thi hành án dân sự | Thông tư 06/2021/TT-BTP | 14/10/2021 |
4 | Viên chức ngành di sản văn hóa | Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL | 05/02/2022 |
5 | Công chức Quản lý thị trường | Thông tư 02/2022/TT-BCT | 01/4/2022 |
6 | Viên chức ngành y tế | Thông tư 03/2022/TT-BYT | 10/6/2022 |
7 | Công chức kế toán, thuế, hải quan | Thông tư 29/2022/TT-BTC | 18/7/2022 |
8 | Viên chức thư viện | Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL | 15/8/2022 |
9 | Viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin | Thông tư 08/2022/TT-BTTTT | 15/8/2022 |
10 | Viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông. | Thông tư 07/2022/TT-BTTTT | 15/8/2022 |
11 | Viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở | Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL | 25/8/2022 |
12 | Viên chức ngành nông nghiệp | Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT | 06/10/2022 |
13 | Công chức ngành nông nghiệp | Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT | 06/10/2022 |
14 | Viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình | Thông tư 13/2022/TT-BTTTT | 10/10/2022 |
15 | Viên chức chuyên ngành lưu trữ | Thông tư 07/2022/TT-BNV | 15/10/2022 |
Có thể bạn quan tâm
- Bằng C có thời hạn bao lâu 2022?
- Bằng B2 có thời hạn bao lâu 2022?
- Dùng chứng chỉ giả để xét tốt nghiệp bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bằng B2 tiếng Anh có thời hạn bao lâu?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mã số thuế cá nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tính đến năm 2022, có 21 trường tổ chức thi tiếng Anh B2 hay chứng chỉ B2 tiếng Anh gồm Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Sư phạm TpHCM, Đại học Cần Thơ…16/17 trường tổ chức kỳ thi cấp bằng Anh văn B2 trên máy tính và Đại học Ngoại …
Tiếng Anh A2 ở mức yêu cầu trình độ cơ bản nhất nhưng lại có giá trị lâu dài nhất. Khác với các chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC…hay tiếng Anh theo khung Châu Âu B1, B2, C1 thì chứng chỉ tiếng Anh A2 có thời hạn “vĩnh viễn”.
Bằng tiếng Anh B2 hay kỳ thi FCE do các đơn vị Cambridge English tổ chức. Lệ phí thi FCE khoảng hơn 1 triệu đồng trong khi đó lệ phí thi cấp bằng B2 tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo do các trường được Bộ cấp phép có lệ phí thi từ khoảng 1.5 triệu đến 1.8 triệu đồng.