Xin chào Luật sư, tôi có công ty thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng. Thời gian sắp tới, công ty của tôi có hợp tác với một doanh nghiệp chế xuất ở trong khu chế xuất. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nắm được những quy định rõ ràng khi hợp tác với doanh nghiệp này. Vậy Doanh nghiệp chế xuất là gì? Những quy định về thủ tục khi bán hàng vào khu chế xuất? Đặc biệt là bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế xuất khẩu hay không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi thắc mắc về vấn đề này. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Luật sư X hi vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
Doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là những doanh nghiệp chuyên trong sản xuất hàng hóa giúp cho dịch vụ phân phối hàng hóa luôn mang lại một lượng hàng hóa xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong khu chế xuất căn cứ theo Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP.
Chính xác, doanh nghiệp chế xuất chính là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và nằm trong khu chế xuất. Tất cả các loại hàng đó đều được doanh nghiệp sản xuất không phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài và phải khai báo trực tiếp với cơ quan Hải quan để trở thành một doanh nghiệp chế xuất.
Khu chế xuất là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.
Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành, quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.
Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế xuất khẩu hay không?
Tại Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
20…Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu…”
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì khu chế xuất được xác định là khu vực phi thuế quan.
Theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 thì khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Tại Khoản 2 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 có quy định:
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.”
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Đồng nghĩa, trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu chế xuất thì phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất
Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan
Khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định hồ sơ cần chuẩn bị để khai báo hải quan vào khu chế xuất cơ bản gồm:
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư trên.
Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
Hợp đồng mua bán.
Hóa đơn GTGT.Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại (Căn cứ Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC).
Phiếu đóng gói hàng hóa.
Tên hàng hóa bằng tiếng Việt, Mã HS code của hàng hóa để phục vụ khai báo hải quan.
Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp hồ sơ hải quan
- Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc;
- Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc;
- Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng.
Người khai hải quan phải khai trước các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này. Người khai hải quan được sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống. Thông tin khai trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.
Trường hợp chấp nhận thông tin khai trước, Hệ thống sẽ thông báo số tờ khai hải quan; trường hợp không chấp nhận, Hệ thống thông báo cụ thể lý do không chấp nhận và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung để người khai hải quan thực hiện sửa đổi, bổ sung nội dung khai. Sau khi khai trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai chính thức tờ khai hải quan.
Khi đã có tờ khai chính thức, người khai hải quan sẽ nhận được kết quả phân luồng tờ khai hải quan (xanh, vàng hoặc đỏ):
- Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, hàng hóa có thể vào khu chế xuất.
- Luồng vàng: kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Thuế suất đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất
Hàng hóa nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất người bán được miễn thuế xuất khẩu.
Hàng hóa doanh nghiệp chế xuất mua của nội địa để xuất khẩu (không qua sản xuất), doanh nghiệp chế xuất phải chịu thuế xuất khẩu.
Hàng hóa doanh nghiệp chế xuất mua của nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, khi xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu.
Thuế 0%
Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp đặc biệt và có quy định hướng dẫn theo văn bản pháp luật riêng.
Điều kiện hàng hóa được áp dụng mức thuế suất 0%
- Phải có hợp đồng và phải có giấy đăng ký đầu tư và cam kết tuân theo quy định của doanh nghiệp chế xuất
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.
- Có tờ khai hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập ra hoặc vào khu vực của công ty.
Lưu ý: Đối với những trường hợp doanh nghiệp thiếu các chứng từ theo quy định sẽ phải chấp nhận tính mức thuế suất 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
Trường hợp doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan sẽ vẫn được xuất hóa đơn với mức thuế suất 0% nhưng thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ.
Trường hợp bán hàng khu chế xuất không được hưởng thuế 0%
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Xăng, dầu dành cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
- Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan);
Mời bạn xem thêm bài viết
- Doanh nghiệp chế xuất có phải nộp thuế nhập khẩu hay không?
- Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa có chịu thuế GTGT?
- Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế xuất khẩu chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế xuất khẩu” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Dựa vào Nghị định số 114/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp chế xuất một số điều như sau:
Có những quy định riêng ở từng khu vực hải quan, khu phi thuế quan đối với doanh nghiệp chế xuất, ngoại trừ quy định đối với khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu.
Doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu chế xuất có hàng rào, tường cao, cổng vào, cổng ra, đáp ứng sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và một số cơ quan khác có liên quan.
Doanh nghiệp chế xuất được cấp phép thực hiện các hoạt động liên quan đến mua bán tại Việt Nam phải có sổ kế toán hạch toán riêng được ghi chép chi phí liên quan và doanh thu từ việc mua bán đó. Các sản phẩm mua bán này cần để riêng với khu vực hàng hóa xuất khẩu hoặc có thể thành lập một chi nhánh bên ngoài khu chế xuất để thực hiện mua bán.
Doanh nghiệp chế xuất được thanh lý các tài sản của doanh nghiệp vào thị trường Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư và Thương mại. Việc thanh lý tài sản không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, trừ loại hàng hóa buộc phải quản lý theo tiêu chuẩn, điều kiện, quản lý bằng giấy phép hoặc chưa được kiểm tra chuyên ngành.
Doanh nghiệp chế xuất được mua lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng hay các đồ vật cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng và duy trì hoạt động trong doanh nghiệp, sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong khu chế xuất.
Các cán bộ/công nhân viên làm việc trong khu chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu công nghiệp và ngược lại thì không cần khai báo hải quan.
– Doanh nghiệp nội địa,
– Tổ hợp tác.
– Hộ gia đình.
– Cá nhân.
Hàng hóa từ nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất:
a) Hàng hóa không thuộc “Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu của Việt Nam”.
b) Hàng hóa xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch, hoặc chỉ tiêu được bán cho doanh nghiệp chế xuất với số lượng, hoặc trị giá phù hợp với hạn ngạch được phân bổ, hoặc chỉ tiêu được giao.
c) Hàng hóa xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành được bán cho doanh nghiệp chế xuất theo quy định của Bộ chuyên ngành.
Thủ tục hải quan:
Hàng hóa doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp chế xuất chỉ cần lập tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu với hải quan khu chế xuất trên cơ sở hợp đồng mua bán đã ký cùng doanh nghiệp chế xuất .
Doanh nghiệp chế xuất khi mua hàng hóa của nội địa chỉ cần lập tờ khai với hải quan khu chế xuất không cần Ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất duyệt kế hoạch.