Án treo là một biện pháp thay thế cho hình phạt tù khi đáp ứng đủ một số điều kiện do luật định. Ngoài ra, có một số trường hợp nhất định, người phạm tội không được hưởng án treo. Vậy những trường hợp đó là những trường hợp nào? Án treo có được đi khỏi địa phương không? Hãy cùng tìm hiểu với Luật sư X nhé!
Án treo là gì?
Theo Điều 1, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.”
Như vậy, án treo là một biện pháp thay thế cho hình phạt tù khi có đủ những điều kiện nhất định và Tòa án xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại.
Điều kiện hưởng án treo là gì?
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65 Bộ luật hình sự về án treo thì người phạm tội được hưởng án treo khi có đủ tất cả các điều kiện sau:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm;
- Có nhân thân tốt;
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự;
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Không thuộc trường hợp không được hưởng án treo theo Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP.
Các trường hợp không được hưởng án treo
Căn cứ Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP thì các trường hợp sau đây không được hưởng án treo:
- Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
- Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
- Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
- Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, người phạm tội muốn được hưởng án treo thì phải có đủ các điều kiện theo quy định như trên. Tuy nhiên, việc có được hưởng án treo hay không còn phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Tòa án.
Người hưởng án treo được đi khỏi địa phương không?
Theo Khoản 3 Điều 64 Luật thi hành án hình sự 2010 thì nếu người hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục chuyển hồ sơ thi hành án treo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hưởng án treo đến cư trú để tổ chức việc thi hành án theo quy định tại Điều 62 của Luật này và thông báo bằng văn bản cho Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.(Khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án hình sự 2010).
Tuy nhiên từ ngày 01/01/2021, Luật Thi hành án hình sự 2019 có hiểu lực vấn đề đi khỏi địa phương (nơi cư trú) của người hưởng án treo được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn, tạo điều kiện để người giám sát, giáo dục người hưởng án treo thực hiện công việc tốt hơn.
Theo Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019, người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.
Người hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.
Như vậy, theo như phân tích trên, Luật Thi hành án 2019 đã quy định rằng người hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cứ trú nếu có lý do chính đáng và được sự đồng ý, cho phép của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục. Thời hạn vắng mặt được thưc hiện theo quy định nêu trên.
Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Người hưởng án treo có được đi khỏi nơi cư trú?”
Mời bạn xem thêm:
- Đang hưởng án treo có được đi nghĩa vụ quân sự không?
- Mẫu đơn kháng cáo xin hưởng án treo mới
- Điều kiện được hưởng án treo theo quy định của pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Án treo có được đi khỏi địa phương không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; bảo hộ bản quyền tác giả; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận độc thân; tra cứu thông tin quy hoạch; mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
– Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế; hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
– Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này; công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự”.
Theo như quy định trên, người đang chấp hành án treo là một trong các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, người đang hưởng án treo không được đi nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.