Hợp đồng cũng là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp hiện nay. Vì hợp đồng là việc ghi nhận sự thỏa thuận của các bên nên trong một số trường hợp, thỏa thuận của các bên không rõ ràng dẫn đến việc xảy ra tranh chấp giữa các bên. Nhiều độc giả gửi câu hỏi về cho chúng tôi về án lệ liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng hiện nay. Vậy Nội dung án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng năm 2022 như thế nào? Đương sự trong án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng gồm những ai? Bài viết “Án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Để hiểu được đơn phương chấm dứt hợp động lao đồng thì cần phải hiểu được hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không có sự cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động của một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng lao động.
Chính vì vậy, khi người sử dụng lao động hay người lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động mới nhất, để tránh trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi nào được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Hợp đồng trên nguyên tắc là sự thỏa thuận vì vậy khi chấm dứt hợp đồng hai bên nên thỏa thuận giải quyết các vấn đề, nếu không thể tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ nữa thì thực hiện việc chấm dứt hợp đồng. Căn cứ tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì sẽ chịu bồi thường.
Án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bản án về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động số 01/2020/LĐ-PT
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Tóm tắt nội dung vụ án: “Do giữa bà Phúc và bà L không có quan hệ tốt, nên bà L đã ban hành Quyết định số: 76/QĐ-MNAM ngày 17/12/2018 chấm dứt hợp đồng làm việc đối với bà Phúc. Trong khi bà L và bà Phúc không ký hợp đồng làm việc, trong quá trình công tác, bà Phúc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, thế nhưng bà L đã quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc với bà Phúc là trái pháp luật, làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Ph”
Quyết định: Chấp nhận kháng cáo của bà Trần Nữ Ph. Hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại.
Đương sự trong án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số: 96/2020/QĐXXPT-LĐ ngày 11 tháng 6 năm 2020, giữa các đương sự:
– Nguyên đơn: Bà Trần Nữ Ph; cư trú tại: Số nhà 282 đường Biên Cương, khối Biên Cương, phường B Sơn, thị xã H Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đại diện theo ủy quyền của bà Trần NữPh: Ông Nguyễn Thanh B; cư trú tại: Số nhà 282 đường Biên Cương, khối Biên Cương, phường B Sơn, thị xã H Nhơn, tỉnh Bình Định (có mặt).
– Bị đơn: Hiệu trưởng Trường Mầm Non A – Bà Trần Thị L; cư trú tại: Thôn Vạn Hội 2, xã Ân Tín, huyện H, tỉnh Bình Định (có mặt).
Địa chỉ trụ sở Trường Mầm Non A: Thôn M, xã A, huyện H, tỉnh Bình Định.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ủy ban nhân dân huyện H,.
Đại diện theo pháp luật: Ông Hoàng Phi L – Chủ Tịch.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Hồ Minh Đ – Trưởng phòng nội vụ huyện H (Giấy ủy quyền ngày 27/12/2019)(có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt).
2. Phòng Giáo dục và đào tạo huyện H, tỉnh Bình Định.
Đại diện theo pháp luật: Bà Lê Thị Thu H – Trưởng phòng.
Đại diện theo ủy quyền: Ông Võ Tr – Phó trưởng phòng (có mặt).
– Người kháng cáo: Bà Trần Nữ Ph là nguyên đơn trong vụ án.
Tải về án lệ đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng
- Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
- Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Các nghĩa vụ vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ, trong đó theo luật thương mại 2005 thì thiệt hại còn bao gồm cả khoản lợi mất đi nếu không có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng diễn ra như sau:
Căn cứ tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại như sau:
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thực tế gây ra như thỏa thuận trong hợp đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Án lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về tra số mã số thuế cá nhân của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Theo Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định về việc thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm như sau:
1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.