Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi muốn hỏi về vấn đề nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi nào thì được yêu cầu mở thủ tục phá sản. Và ai là người có quyền nộp đơn yêu cầu. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Ai là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản” sau đây.
Căn Cứ pháp lý
Ai là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Chủ thể có quyền yêu cầu nộp đơn phá sản bao gồm
Chủ nợ
Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định:
“Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.
Theo đó, chủ thể là chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở đây là chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần. Luật phá sản năm 2014 vẫn giữ nguyên thành phần chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định này tạo điều kiện cho các chủ nợ không có bảo đảm. Và các chủ nợ có bảo đảm một phần có cơ hội lựa chọn thủ tục thích hợp. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Thời điếm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần là hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán (tức là thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán).
Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở
Khoản 2 Điều 5 Luật phá sản quy định:
“Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở tủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.
Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp. Ta thấy, Luật phá sản 2014 có quy định thêm hai đối tượng. Đó là công đoàn cơ sở và công đoàn cơ sở cấp trên trực tiếp. (Đối với những nơi không có công đoàn cấp cơ sở).
Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của những chủ thể này. Là thời điểm hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Đối với chủ thể này. Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của họ có thêm một thời điểm nữa. Đó là hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương. Mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông
Khoản 5 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định
“Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thong trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phàn mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định”.
Theo đó, chủ thể là cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có hai loại:
Loại một, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.
Loại hai, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng và được quy định trong Điều lệ công ty.
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể này là thời điểm công ty cổ phần mất khả năng thanh toán, tức là công ty cổ phần không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Khoản 6 Điều 5 Luật phá sản quy định:
“thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán”.
Theo đó, đối tượng áp dụng ở đây chỉ có thể là hợp tác xã. Hoặc liên hiệp hợp tác xã vì chỉ có hai đối tượng này mới tồn tại thành viên hợp tác xã. Và hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đó là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Tức là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ khi đến hạn thanh toán.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Ai là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, tạm ngưng công ty…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Điều kiện ký hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai
- Học đại học lần 2 có được hoãn nghĩa vụ
- Án phí tranh chấp ranh giới đất đai
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất
Câu hỏi thường gặp
-Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
-Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
– Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên
– Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
– Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
– Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản
– Hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ.
– Hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.