Xin chào luật sư. Tôi nghe nói cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ nhất được áp dụng với người vi phạm pháp luật. Vây xin hỏi trong lĩnh vực hành chính và hình sự thì người vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xủ phạt cảnh cáo khi nào? Mức độ của hình phạt này ra sao. Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Cảnh cáo thường được nhắc đến rất nhiều, nhất là trong việc xử phạt hành chính. Khi tham gia giao thông bạn thường bắt gặp các trường hợp người vi phạm luật giao thông thường mong cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở, cảnh cáo với họ để bỏ qua vì đây là hình phạt nhẹ nhất. Vậy bạn có bao giò thắc mắc hình thức xử phạt cảnh cáo này là gì không? Nó được áp dụng trong trường hợp nào? Trong lĩnh vực hành chính và lĩnh vực hình sự thì ra sao? Để giải đáp các thắc mắc này cũng như câu hỏi của bạn đọc bên trên, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Phạt cảnh cáo trong trường hợp nào?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Hình thức phạt cảnh cáo trong xử phạt hành chính
Cảnh cáo trong vi phạm hành chính là gì?
– Trước khi tìm hiểu về hình thức xử phạt hành chính “cảnh cáo” ta cùng đi tìm hiểu như thế nào là hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
” Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
+Hành vi vi phạm hành chính sẽ có các đặc điểm như sau:
- Chủ thể thực hiện: cá nhân hoặc tổ chức
- Về mặt lỗi: chủ thể thực hiên hành vi có lỗi trong việc vi phạm; có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
- Các hành vi được thực hiện vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự)
– Về hình thức xử phạt cảnh cáo:
Cảnh cáo là một trong các hình thức xử phạt hành chính được quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020). Theo đó các hình thức xử phạt hành chính với người vi phạm bao gồm:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
- Trục xuất.
Trong đó hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Các hình thức còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).
Như vậy, canh cáo là hình thức xử phạt chính trong việc xử phạt hành chính với cá nhân, tổ chức vi phạm. Đây là hình phạt nhẹ nhất đối với ngươi vi phạm. Hình thức này được áp dung với người có hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ, xét thấy chỉ cần nhắc nhở họ để lần sau họ không tiếp tục tái phạm lại hành vi này. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Phạt cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp nào?
Theo Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc áp dụng phạt cảnh cáo một trong các trường hợp như sau:
- Áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
- Áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
- Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Căn cứ quy định trên hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng trong các trường hợp sau:
– Áp dụng với hành vi vi phạm ở mức độ không nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và tại các Điều cụ thể của văn bản pháp luật về xử phạt hành chính trong các lĩnh vực quy định rằng người vi phạm đó bị áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Trong đó các tình tiết giảm nhẹ theo Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
“1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.”
Trường hợp này khi xác định việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì quan trọng nhất cần phải căn cứ vào quy định xử phạt cụ thể rong các văn bản để đối chiếu.
– Áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện
Người chưa thành niên là người có mức độ nhận thức chưa hoàn thiện do đó việc vi phạm của các chủ thể này cũng không nghiêm trọng như người đã thành niên. Do đó một trong các nguyên tắc xử phạt hành chính với người chưa thành niên là: “Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.”
Vì vậy dù có vi phạm pháp luật bởi bất kỳ hành vi nào mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Tuy nhiên họ chỉ có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện: họ thực hiện vi phạm đó lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ. Điều này phù hợp với ý nghĩa của quy định là giáo dục nhiều hơn trừng phạt.
Hậu quả áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
Hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư pháp. Tuy nhiên, nó vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước, và sẽ được coi là căn cứ tính “tái phạm” nếu lần sau người này tiếp tục vi phạm để tăng mức xử phạt với họ.
Theo Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hình phạt cảnh cáo trong xử lý hình sự
Phạt cảnh cáo trong xử lý hình sự là gì?
Cảnh cáo trong pháp luật hình sự là một trong các hình phạt được áp dụng với người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự.
Theo Điều 32 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bở dung 2017 quy định, các loại hình phạt đối với người phạm tội gồm;
– Hình phạt chính
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Trục xuất;
- Tù có thời hạn;
- Tù chung thân;
- Tử hình.
– Các loại hình phạt bổ sung đối với người phạm tội:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cấm cư trú;
- Quản chế;
- Tước một số quyền công dân;
- Tịch thu tài sản;
- Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
- Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Theo đó có thể thấy, cảnh cáo được áp dụng là hình phạt chính với người phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.
Phạt cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 34 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Trong đó các khi xem xét việc áp dụng hình thức xử phạt này với người phạm tội, cần chú ý các điểm sau:
– Tội phạm phải là tội ít nghiêm trọng
Theo Điều 9 Bộ luật hình sự về phân loại tội phạm như sau:
“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;”
Do đó chỉ những tội phạm nào có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm thì mới được xét vào tội ít nghiêm trọng.
– Có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết mà căn cứ vào đó cơ quan tiến hành tố tụng khi quyết định hình phạt sẽ xem xét để giảm nhẹ hình phạt cho người vi phạm. Các tình tiết này được quy định cụ thể tại Điều 51 Bộ luật hình sự. Có thể kể đến một số tình tiết sau:
+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;…………
– Chưa đến mức miễn hình phạt
Nghĩa là dù hành vi của họ ít nghiêm trọng, nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng không thể miễn hình phạt cho họ. Một người vi phạm chỉ được miễn hình phạt khi: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.”
Tại Khoản 1, 2 Điều 54 Bộ luật hình sự quy định:
“1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”
Do đó hành vi của người vi phạm xét thấy vẫn cần phải áp dung hình phạt với họ để có tính răn đe, giáo dục.
Hậu quả áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo
Người bị áp dụng hình phạt cảnh cáo sẽ bị coi là có án tích và bị ghi vào lý lịch tư pháp. Đây chính là điểm khác biệt với việc xử phạt hành chính cho thấy mức độ răn đe và tính chất của hình phạt. Người bị phạt cảnh cáo chỉ được xoá án tích khi:
Nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
“a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;”
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Phạt cảnh cáo trong trường hợp nào?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có các thắc mắc cần giải đáp và muốn sử dụng dịch vụ thám tử để thu thập các thông tin theo yêu cầu và nhưng không biết giá thuê dịch vụ thám tử hiện nay như thế nào, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận và giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính gồm:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Theo đó khi bạn thuộc các trường hợp trên thì dù có hành vi vi phạm nhưng bạn cũng sẽ không bị phạt cảnh cáo hành chính.
Theo Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Theo đó sau khi cấp hành xong quyết định xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo thì người vi phạm sẽ được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính và sẽ không tính là tái phạm khi lần sau tiếp tục vi phạm.
Theo Bộ luật hình sự 2015 thì hình phạt cảnh cáo có thể được áp dụng ở một số các tội sau:
– Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
– Tội làm nhục người khác
– Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
– Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân
– Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới
– Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
– …….