“Xin chào luật sư. Em trai tôi ở quê mới lên chơi có mượn xe ô tô của tôi để di chuyển nhưng sau đó bị cảnh sát giao thông bắt và kiểm tra giấy tờ xe. Em trai tôi đã học lái xe ô tô nhưng hiện tại chưa thực hiện thi để được cấp bằng lái. Vậy trường hợp em trai tôi không có giấy phép lái xe ô tô có bị giữ xe không? Bên cạnh đó, lỗi không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô mức phạt như thế nào?Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Không có hoặc không mang giấy đăng ký xe ô tô phạt thế nào?
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô đối với trường hợp không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng
- Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô đối với trường hợp không mang theo giấy phép lái xe.
Bên cạnh đó, tại điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cũng quy định áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi như sau:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
Như vậy, mức phạt đối với lỗi không có hoặc không mang giấy đăng ký xe ô tô sẽ áp dụng mức phạt tiền và biện pháp xử phạt bổ sung nêu trên.
Không có giấy phép lái xe ô tô có bị giữ xe không?
Theo quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô đối với trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô đối với trường hợp không mang theo giấy phép lái xe.
Tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019 cũng quy định tại thời điểm kiểm tra, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có Giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện. Đồng thời, trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được Giấy phép lái xe thì CSGT ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.
Theo đó, với lỗi không mang Giấy phép lái xe, CSGT hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.
Không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm xe ô tô phạt thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông. Bảo hiểm xe hay chính là giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một trong các loại giấy tờ xe bắt buộc phải có theo người khi tham gia giao thông. Đây là điều kiện của người lái xe nên khi vi phạm điều kiện này thì sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Trường hợp không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, mức phạt với chủ xe không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ lỗi vi phạm mà mỗi cá nhân sẽ chịu mức phạt khác nhau, mức tối thiểu là 400.000 đồng, tối đa là 600.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
- Đi tù có được dùng điện thoại không?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe máy phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Không có giấy phép lái xe ô tô có bị giữ xe không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thủ tục trả lại phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc trả lại phương tiện bị tạm giữ chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của Cảnh sát giao thông. Sau khi có quyết định trả lại phương tiện, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản phương tiện sẽ trả lại phương tiện. Khi đến nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Quyết định trả lại phương tiện;
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm thì để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt hoặc trong trường hợp cần thiết để xác minh, người có thẩm quyền vẫn có thể tạm giữ phương tiện với người không mang bảo hiểm xe ô tô.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.