Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp giữ lại tiền lương của người lao động; diễn ra rất phổ biến, việc giữ lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Rất nhiều người lao động đã bức xúc khi đến tháng nhận lương mà không được doanh nghiệp trả lương đầy đủ. Câu hỏi đặt ra rằng người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên không. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Lương thưởng là thỏa thuận mà các bên thống nhất khi ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên thì nguyên tắc trả lương thì không được thực hiện bừa bãi. Cụ thể thì căn cứ theo Điều 94 Bộ luật lao động 2019; quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:
Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động; có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Theo đó người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương đầy đủ cho người lao động; khi đến kỳ hạn thanh toán lương cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể trực tiếp nhận lương; hoặc vì những lý do khác thì có thể ủy quyền người khác nhận lương thay. Người được ủy quyền ở đây có thể là vợ, chồng, con cái; cha, mẹ…… những người mà có thể trở thành đại diện hợp pháp cho người lao động.
Kỳ hạn trả lương cho người lao động
Kỳ hạn trả lương ở đây có thể là theo ngày, theo tháng tùy thuộc vào thỏa thuận các bên. Tuy nhiên, nếu có những sự kiện bất khả kháng xảy ra thì được phép trả muộn hơn; nhưng không được chậm quá 1 tháng. Cụ thể tại khoản 4 điều 97 Bộ luật lao động 2019; quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động trong trường hợp bất khả kháng như sau:
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động; đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên; thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính; theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản; trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Kết luận
Theo quy định trên, nếu công ty trả lương quá từ 15 ngày trở lên; thì phải thực hiện trả thêm 1 khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng; do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Bởi vậy, không phải cứ thích chậm lương là chậm lương. Khoản lương đối với nhiều người nó là số tiền quan trọng chi trả; cho những hoạt động sinh hoạt cần thiết hoặc cấp bách. Để trả lời cho câu hỏi người sử dụng lao động có được giữ lương của nhân viên không; thì còn phải xem xét hành vi này có bị cấm hay không.
Người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên không
Để trả lời cho câu hỏi Người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên không. Chúng ta cần phải xem xét đến quy định về những hành vi mà người sử dụng lao động không được làm; khi giao kết hợp đồng lao động. Theo đó, quy định tại khoản 2 điều 17 Bộ luật lao động quy định về hành vi người sử dụng lao động; không được làm khi giao kết hợp đồng lao động trong đó có quy định như sau :
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác; cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Rõ ràng câu trả lời cho câu hỏi Người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên không đã được trả lời. Việc người sử dụng lao động yêu cầu giữ lương nhân viên là hoàn toàn trái pháp luật. Dù là bất cứ trường hợp nào đi chăng nữa; thì người sử dụng lao động vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán lương đầy đủ cho người lao động của mình. Đây không chỉ là nghĩa vụ, đây còn là sự đảm bảo để người lao động; yên tâm thực hiện việc sản xuất kinh doanh và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Xử phạt thế nào đối với việc Người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên
Câu hỏi người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên không đã được trả lời. Vậy, trường hợp người sử dụng cố tình giữ lương nhân viên thì sẽ bị xử lý ra sao? Hẳn cũng là câu chuyện mà rất nhiều người quan tâm. Cụ thể theo quy định tại khoản 2 điều 16 về hành vi vi phạm quy định về trả lương như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Kết luận mức xử phạt hành vi Người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định đối với hành vi giữ lương hoặc thỏa thuận giữ lương của người lao động. Đối với các trường hợp này mức phạt là khá cao có thể lên tới 50 triệu. Đây là mức phạt còn khá nhẹ đối với những hành vi này.
Thực tế diễn ra hiện nay có không ít các trường hợp người sử dụng lao động thỏa thuận yêu cầu được giữ lương tháng đầu của người lao động để đảm bảo một nghĩa vụ nào đó. Đặc biệt vấn đề này tồn tại không ít đối với trường hợp các sinh viên, người lao động đại trà đi làm thêm tại các siêu thị, nhà hàng quán ăn… Vì vậy, khi người lao động gặp tình trạng này có thể làm đơn khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên không“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại khoản 1 điều 94 Bộ luật lao động.Trong trường hợp vì lý do nào đó người lao động không thể trực tiếp nhận lương thì có thể nhờ người đại diện hợp pháp của mình để nhận lương thay trong đó có thể nói ” Vợ” là một trong những chủ thể có quyền đại diện hợp pháp để nhận lương thay.
Theo quy định tại khoản 2 điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì mức phạt cao nhất đối với hành vi, vi phạm trả lương đối với người lao động có thể lên tới 50 triệu. Tùy theo tính chất , số lượng người lao động và các tình tiết tăng nặng; giảm nhẹ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mức phạt đối với hành vi này.
Về lý thuyết thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho người lao động phải trả lương đầy đủ đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động rơi vào tình trạng bất khả kháng đã làm mọi biện pháp để khắc phục nhưng không được thì được phép chậm trả lương cho người lao động trong 30 ngày và phải trả lãi theo lãi suất ngân hàng ban hành