Thành viên công ty TNHH là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Các thành viên này thường có mối quan hệ với nhau về nhân thân. Quyền của thành viên góp vốn công ty TNHH là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X
Quyền của thành viên góp vốn công ty TNHH
Khi là thành viên của công ty TNHH, các thành viên góp vốn có các quyền lợi sau:
- Quyền hưởng lợi nhuận
– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
– Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
– Định đoạt phần vốn góp của mình:
+ Mua lại phần vốn góp: Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề về sửa đổi, bổ sung Điều lệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, tổ chức lại công ty và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
+ Chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, nhưng phải chào bán cho thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Sau 30 ngày nếu các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết, thành viên chuyển nhượng phần vốn góp mới có quyền chuyển nhượng cho người ngoài.
+ Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
+ Thành viên có quyền dùng vốn góp của mình để trả nợ
+ Cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Quyền quản lý công ty
– Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
– Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Đối với trường hợp thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp
– Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác.
- Quyền lợi đặc biệt
– Thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:
+ Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
+ Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;
+ Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
– Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn thì nhóm thành viên còn lại sẽ đương nhiên được hưởng các quyền đặc biệt nêu trên.
Tuỳ vào thoả thuận của các thành viên. Các thành viên có thể thêm các quyền lợi ngoài các quyền trên vào điều lệ công ty. Miễn rằng quyền hạn không vượt quá quy định của luật doanh nghiệp.
Nghĩa vụ của thành viên góp vốn công ty TNHH
Các thành viên góp vốn công ty TNHH sẽ có những nghĩa vụ sau:
– Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Đối với trường hợp các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
– Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp mua lại vốn góp, chuyển nhượng vốn góp, xử lý vốn góp trong trường hợp đặc biệt và thay đổi vốn điều lệ công ty.
– Các thành viên sau phải tuân thủ quy định pháp luật và điều lệ công ty. Các thành viên phải chấp hành nghị quyết, Nghị quyết của Hội đồng thành viên.
– Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi: Vi phạm pháp luật; Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác; Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
Thủ tục góp vốn khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thành viên phải thực hiện góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết. Thành viên có thể góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
Thành viên công ty thực hiện góp vốn bằng hình thức chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt (nếu tài sản góp vốn là tiền) hoặc thực hiện thủ tục góp vốn bằng tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với phần giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Vốn điều lệ của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập, hoặc mã số thuế doanh nghiệp , địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
- Phần vốn góp, giá trị phần vốn góp của thành viên;
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên đó sẽ được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự thủ tục được quy định trong điều lệ công ty.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên như thế nào?
- Mẫu quyết định thành lập công ty tnhh 2 thành viên 2022
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Sau thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thành viên chưa góp hoặc góp chưa đủ số vốn đã cam kết thì:
– Đối với thành viên chưa góp vốn theo cam kết thì đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
– Thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã góp;
– Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Trong thời gian từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tời trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên, các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phân vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh.
Khi thành viên chưa góp hoăc góp chưa đủ phần vốn góp đã cam kết khi hết thời hạn góp vốn trên, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn.