Đèn cốt (đèn chiếu gần) và đèn pha (đèn chiếu xa) là bộ phận tuy nhỏ của phương tiện tham gia giao thông nhưng rất quan trọng. Hệ thống chiếu sáng có vai trò quan trọng trong việc vận hành xe khi tham gia giao thông. Sử dụng đèn đúng cách không những bảo vệ an toàn cho hàng khách mà còn giúp người lái hạn chế vi phạm pháp luật giao thông. Vậy khi nào được bật đèn pha ô tô? Quy định về sử dụng đèn ô tô như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung nêu trên tại bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Đèn pha là gì và có tác dụng gì?
Đèn chiếu sáng phía trước của ô tô có đèn pha và đèn cos, đây đều là những bộ phận cơ bản của mà chiếc ô tô nào cũng có. Trước khi tìm hiểu về đèn pha, hãy cùng nói đôi chút về đèn cos.
Đèn cos là đèn chiếu gần có góc chiếu thấp, giúp người lái quan sát tình trạng mặt đường trong phạm vi gần (tránh gạch đá, ổ gà,…), được sử dụng khi xe đi với tốc độ chậm, trong khu dân cư, khu đô thị.
Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu cao hơn, giúp người lái quan sát được các biển báo và các chướng ngại vật từ xa. Loại đèn này thường chỉ được sử dụng khi đi đường cao tốc vào ban đêm.
Không nên lạm dụng đèn pha vì với cường độ mạnh và góc chiếu cao, đèn pha sẽ gây cản trở tầm nhìn, lóa mắt với lái xe đi ngược chiều hoặc thậm chí những lái xe cùng chiều ở phía trước.
Khi nào được bật đèn pha ô to?
Vi đèn pha có cường độ mạnh nên nó thường được sử dụng khi trời tối, ở những nơi không có đèn đường, ở khu vực nông thôn vắng các phương tiện đi lại. Khi đó, đèn pha sẽ giúp bạn phát hiện ra các chướng ngại vật trên đường từ khoảng cách xa ví dụ như người đi bộ qua đường, động vật, ổ gà. Đèn pha cũng giúp báo hiệu từ xa cho người đi bộ biết có ô tô đang đến gần để tránh tai nạn.
Nếu phát hiện ra có xe ở phía đối diện đang đến gần, đặc biệt là khi xe đó cũng đang bật đèn pha, bạn nên chuyển từ đèn pha sang đèn cos. Nếu như bạn bị lóa mắt bởi đèn pha của xe khác, hãy nhanh chóng tạt về phía lề đường bên phải, tránh bị mất thị lực tạm thời.
Bạn cũng có thể sử dụng đèn pha khi báo hiệu muốn vượt xe phía trước. Tuy nhiên, do ô tô có 2 gương chiếu hậu ngoài ở hai bên xe và 1 gương chiếu hậu trong nên lạm dụng đèn pha trong trường hợp này có thể làm lóa mắt lái xe phía trước. Vì vậy, chỉ sử dụng vừa đủ và hãy chuyển sang đèn cos kịp thời.
Những trường hợp không nên sử dụng đèn pha.
Không được sử dụng đèn pha trong khu dân cư, khu đô thị. Những khu vực này thường có rất nhiều phương tiện giao thông qua lại vì vậy nếu như bạn sử dụng đèn pha, sẽ gây nguy hiểm cho chính bạn và những phương tiện tham gia giao thông khác.
Bạn cũng không nên sử dụng đèn pha khi trời mưa. Đèn pha phát ra ánh sáng trắng, phản chiếu lên nước mưa, sẽ càng làm giảm khả năng quan sát của bạn. Tương tự với trời sương mù, bạn cũng không nên sử dụng đèn pha.
Một số lưu ý khi sử dụng đèn pha.
Theo hướng dẫn của Cục Cảnh sát giao thông, tùy trường hợp mà người tham gia giao thông có thể dùng đèn pha hoặc đèn cốt cho phù hợp. Dưới đây là một số cách sử dụng đèn pha:
– Với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để người đối diện không bị khó chịu và bảo vệ ắc quy.
– Khi sang đường hoặc cần vượt, xin nhường đường hay nhắc nhở xe khác tắt đèn pha thì nên nháy đèn pha.
– Khi di chuyển vào ban đêm ở đường vắng, trên cao tốc… có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm quan sát. Tuy nhiên, khi gặp xe ngược chiều hoặc xe cùng chiều nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt đến khi vượt được xe cùng chiều hoặc xe đi ngược chiều đã đi qua.
Đặc biệt lưu ý, khi thấy xe đối diện nháy đèn hãy kiểm tra xem đang bật pha hay cốt. Nếu bật pha thì hãy chuyển đèn cốt ngay để đảm bảo an toàn cho các xe khác.
– Không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe khiến lóa mắt và nguy hiểm cho người đi ngược chiều.
Sử dụng đèn pha sai quy định sẽ bị phạt bao nhiêu?
Việc sử dụng đèn pha sai quy định ngoài việc gây nguy hiểm cho chính bạn và người khác, còn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những lỗi cơ bản liên quan đến đèn xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Cụ thể như sau:
Đối với ô tô
Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
Đối với xe máy
Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).
Ngoài ra, với hành vi không bật đèn xe khi trời tối, người điều khiển phương tiện cũng bị nặng hơn so với trước đây. Cụ thể:
Đối với ô tô:
Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
Đối với xe máy
Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).
Nói tóm lại, chỉ nên sử dụng đèn pha khi trời tối, ở khu vực không có đèn đường và ít phương tiện di chuyển. Trong điều kiện bình thường, nên sử dụng đèn cos. Sử dụng đèn pha đúng cách không những giúp bạn tránh bị xử phạt mà còn đảm bảo an toàn giao thông cho chính bạn và người khác.
Có thể bạn quan tâm
- Đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ có mấy màu
- Tín hiệu đèn giao thông được quy định như thế nào?
- Đèn giao thông không có bộ đếm ngược có phải tuân thủ?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khi nào được bật đèn pha ô tô? Quy định về sử dụng đèn ô tô năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh và góc chiếu cao hơn, giúp người lái quan sát được các biển báo và các chướng ngại vật từ xa. Loại đèn này thường chỉ được sử dụng khi đi đường cao tốc vào ban đêm.
Đèn pha ô tô là loại đèn cơ bản được đặt ở phần đầu xe, thường được sử dụng chủ yếu khi lái xe trong đêm tối, giúp tăng khả năng quan sát phía trước. Loại đèn này có hai chế độ là pha và cốt. Chế độ pha với khả năng chiếu sáng tốt ở khoảng cách xa nên được ưu tiên bật khi di chuyển trên đường quốc lộ hoặc đường cao tốc, cần tầm nhìn bao quát. Tuy nhiên, đèn chiếu xa thường khiến những phương tiện di chuyển ngược chiều bị chói mắt tạm thời, có thể gây ra tai nạn. Vì vậy, người điều khiển xe cần biết cách điều chỉnh linh hoạt chế độ chiếu xa- gần để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lưu thông trên đường.