Theo quy định pháp luật hiện hành, tài liệu, hồ sơ vụ án có vai trò quan trọng trong quá trình tranh tụng tại Tòa án. Hồ sơ vụ án dân sự có ý nghĩa như thế nào? Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ an dân sự được soạn thảo ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Hồ sơ vụ án dân sự là gì?
Trước hết, vụ án dân sự là việc có sự tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự mà họ không thể thương lượng được nên nhờ Tòa án giải quyết.
Hồ sơ vụ án dân sự là tập hợp các giấy tờ, tài liệu do Toà án thu thập hoặc soạn thảo trong quá trình thụ lí một vụ án dân sự và cần thiết cho việc giải quyết vụ án đó.
Thực tiễn xét xử thường phân biệt các thành phần của hồ sơ theo cách như sau: các ghi chép về lai lịch của vụ án, cho phép phân biệt vụ án này với vụ án khác như ngày thụ lý, số thụ lí, lai lịch của cáo bên, của người đại diện, người có quyền và lợi ích liên quan (nếu có), loại vụ việc, Thẩm phán phụ tách vụ việc;… các giấy tờ liên quan đến thủ tục giải quyết vụ án: quyết định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định trưng cầu giám định, các ý kiến, thư từ giao dịch; giấy triệu tập, giấy ủy quyền:.. các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung của vụ án: đơn kiện, tường trình, tài liệu chứng minh, phiên bản giám định,… các biên bản lấy lời khai, biên bản hoà giải; các ghi chép về diễn biến của các phiên toà; bản án, quyết định của Toà án.
Hồ sơ vụ án dân sự có ý nghĩa như thế nào?
Hồ sơ vụ án dân sự giúp Toà án có các thông tin cập nhật về tiến trình thụ lí và giải quyết vụ án, nhất là về các quyết định đã được đưa ra và các biện pháp đã được thực hiện trong quá trình tố tụng, đồng thời, dựng lại diễn biến của việc thụ lí và xét xử vụ án qua các giai đoạn tố tụng. Qua hồ sơ, có thể biết được nội dung của vụ án; đặc biệt, trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp trên có thể dựa vào hồ sơ để có thể hình dung toàn bộ lịch sử của vụ án. Hồ sơ vụ án dân sự còn là nguồn tài liệu, tư liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học luật.
Quy định pháp luật về lập hồ sơ vụ án dân sự.
Hồ sơ vụ án dân sự là Tập hợp các giấy tờ, tài liệu do Tòa án thu thập hoặc soạn thảo trong quá trình thụ lý một vụ án dân sự và cần thiết cho việc giải quyết vụ án đó.
Hồ sơ vụ án ở giai đoạn sơ thẩm chủ yếu là hồ sơ mới lập nhưng cũng có thể là hồ sơ vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm sửa, hủy để xét xử sơ thẩm lại. Trong thực tế có một số vụ án phải qua nhiều lần xét xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Do đó, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa cần nắm rõ loại hồ sơ xét xử lần đầu hay xét xử lại để tập trung nghiên cứu làm rõ yêu cầu của hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm. Hồ sơ vụ án dân sự do Tòa án có thẩm quyền lập và quản lý theo quy định tại Điều 204 BLTTDS năm 2015.
Và việc lập hồ sơ giải quyết vụ án, giúp Kiểm sát viên căn cứ để kiểm tra, xác định tính hợp pháp, đầy đủ của hồ sơ vụ án; căn cứ để nhận diện tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ. Vì vậy, trước khi nghiên cứu nội dung vụ án, Kiểm sát viên cần kiểm tra xem về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, hình thức hồ sơ đã tuân theo đúng quy định của BLTTDS hay chưa. Theo đó, BLTTDS 2015 quy định: “hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.”
Đây là một Điều luật mới được bổ sung trong BLTTDS 2015. Theo quy định trên thì hồ sơ vụ án bao gồm có 3 loại tài liệu:
+ Đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng, người tham gia tố tụng khác;
+ Tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án dân sự;
+ Văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.
Các giấy tờ, tài liệu phải được đánh số bút lục sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Việc thực hiện sắp xếp theo quy định trên còn có ý nghĩa trong việc khai thác, sử dụng các bút lục trong quá trình xét xử và tranh tụng giữa các bên tại Tòa án cũng như bảo đảm cho việc viết bản án thuyết phục và chính xác. Và giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.
Tải xuống mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ an dân sự.
Lưu ý khi soạn thảo Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ an dân sự.
Khi làm Đơn yêu cầu sao chụp tài liệu, cần lưu ý một số nội dung sau đây:
– Cần nêu rõ thông tin của người làm đơn, gồm họ và tên, nơi cư trú, số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
– Đối với các tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp, người làm đơn phải đảm bảo các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư (theo khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP);
– Do mỗi vụ án sẽ có các tài liệu, chứng cứ khác nhau nên người làm đơn cần xem xét kĩ về vấn đề cần tài liệu nào phục vụ cho vụ án của mình để tránh việc sao chụp những tài liệu không cần thiết.
– Tòa án nơi nộp đơn phải là Tòa án đang thụ lý vụ án của người làm đơn;
– Đơn cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, ở phần liệt kê các tài liệu cần sao chụp nên sử dụng bảng hoặc gạch đầu dòng để dễ theo dõi.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu đơn xin sao chụp hồ sơ vụ án dân sự mới năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục xin giấy phép flycam; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đơn xác nhận độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Tòa án mở phiên toà xét xử vụ án, theo đó thời gian mở phiên Tòa xét xử là thời gian mở phiên Tòa sơ thẩm.
Tòa án tạo điều kiện cho đương sự được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu theo Điều 17 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP
Phương tiện sao chụp: Đương sự có thể tự ghi chép hoặc sao chụp bằng máy ảnh hay phương tiện kỹ thuật cá nhân khác;
Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để thực hiện việc sao chụp và nhờ Tòa án ghi chép, sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể nếu Tòa án có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung.