Chế độ thai sản là một trong những phúc lợi; mà bảo hiểm xã hội quy định đối với những lao động nữ. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng hiểu rõ về những quyền lợi của mình; khi mang thai và làm thế nào để hưởng những chế độ này. Bài viết dưới đây của Luật Sư X sẽ giới thiệu cho các bạn; về điều kiện và thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi mang thai.
Căn cứ pháp lý
Chế độ thai sản là gì ?
Chế độ thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm phát sinh; khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó khi người lao động thuộc một trong các trường hợp được hưởng chế độ thai sản; cũng như đáp ứng các quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; thi được hưởng chế độ thai sản.
Điều kiện để người lao động làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Thứ nhất về thời gian nghỉ chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con.
Theo quy định tại điều 139 Bộ luật lao động 2019; quy định về thời gian nghỉ thai sản như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Có thể thấy việc người lao động nữ khi mang thai; được nghỉ chế độ thai sản không phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động được ký kết; hay thời gian làm việc, lao động nữ luôn được nghỉ thai sản với thời gian được quy định; tại khoản 1 điều 139 Bộ luật lao động. Để có thể làm thủ tục hưởng chế độ thai sản người lao động cần đáp ứng quy định về thời gian nghỉ thai sản.
Thứ hai đối tượng được hưởng chế độ thai sản.
Theo quy định tại khoản 2 điều 139 Bộ luật lao động thì “trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Điều kiện lao động nữ được hưởng chế độ thai sản được quy định tại điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
Thứ ba thời gian tham bảo hiểm xã hội để thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Đối với người lao động nữ thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 28 luật bảo hiểm xã hội; bao gồm : Lao động nữ mang thai và Lao động nữ; sinh con phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trờ lên trong thời gian 12 tháng; trước khi sinh con để được hưởng chế độ thai sản.Những trường hợp không đáp ứng đủ về thời gian đóng bảo hiểm xã hội; như trên thì không đủ điều kiện để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Mức hưởng chế độ thai sản.
Theo quy định tại điều 35 luật bảo hiểm xã hội 2014; quy định về mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó khi thuộc các trường hợp quy định tại các điều 29, 30, 31, 32, 33; luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động được hưởng với mức hưởng tương đương với mức lương; trong thời gian làm việc 6 tháng gần nhất của người lao động.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản.
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản
Hồ sơ thực hiện thủ tục hưởng chế độ thai sản bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết; bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ; sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
- Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay lại làm việc; người lao động chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên rồi nộp cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động lập Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kèm theo hồ sơ nhận từ người lao động gửi đến cơ quan bảo hiểm
Bước 3: Giải quyết hồ sơ thủ tục hưởng chế độ thai sản
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động.
Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Video Luật sư đề cập vấn đề chế độ thai sản đối với lao động nữ
Xem thêm: Điều kiện để người nước ngoài được tham gia giảng dạy ở Việt Nam
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về thủ tục; doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động xử lý sao.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại khoản 5 điều 13 quy định về nghỉ thai sản như sau” Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014 thì để hưởng chế độ thai sản người lao động nộp hồ sơ gửi cho người sử dụng lao động. Sau đó người sử dụng lao động lập danh sách gửi cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện yêu cầu hưởng chế độ thai sản.
Theo quy định tại khoản 3 điều 137 bộ luật lao động thì “. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.