Xu hướng hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Hoạt động giao lưu mua bán với các nước khác đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đạt vị trí nhất định. Chính vì vậy, khi mua bán với các quốc gia khác, đòi hòi pháp luật kiểm soát hoạt động này phải chặt chẽ. Vậy quy định về hợp đồng với đối tác nước ngoài hiện nay như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật thương mại 2005.
Quy định về hợp đồng với đối tác nước ngoài
Ký hợp đồng đối tác nước ngoài hiểu đơn giản là một cá nhân hoặc công ty Việt Nam ký hợp đồng với công ty nước ngoài. Đa phần khi nhắc đến việc ký hợp đồng với đối tác nước ngoài chúng ta đều liên tưởng đến hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi ký với người nước ngoài cũng là hợp đồng thương mại. Nó còn có thể là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng ủy quyền, hợp đồng liên doanh,…
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng với đối tác là công ty nước ngoài
Kiểm tra pháp nhân
Pháp nhân nước ngoài rất quan trọng, bởi nó quyết định tư cách và năng lực của đối tác nước ngoài có phải là tổ chức, đơn vị giả mạo hay không. Nó còn được xem là cơ sở hoạt động theo pháp luật nước ngoài. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm tra tư cách pháp nhân trước ký hợp đồng với đối tác là công ty nước ngoài.
Ngôn ngữ
Việc bất đồng ngôn ngữ giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Để tránh hiểu sai do không thống nhất ngôn ngữ, khi kết giao hợp đồng doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động soạn thảo hợp đồng bằng Tiếng Anh. Bởi Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ có giá trị và được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, hai đối tác có thể cùng lập thêm một vài mẫu hợp đồng với những phiên bản ngôn ngữ khác nhau.
Thanh toán – Phương thức thanh toán trong hợp đồng
Hình thức thanh toán là một điểm đáng phải chú ý. Thực tế việc doanh nghiệp thanh toán nhanh chóng và đúng hạn có thể giúp tăng khả năng tin cậy giữa 02 đối tác. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vì chủ quan nên dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Hình thức thanh toán tạm, cọc tiền có thể làm doanh nghiệp mất cảnh giác dẫn đến tình trạng dễ rơi vào bẫy lừa đảo.
Do đó, doanh nghiệp cần phải lựa chọn hình thức thanh toán để phù hợp với từng hoàn cảnh. Một số hình thức thanh toán hiện nay phải kể đến đó là: tiền mặt, L/C hay điện chuyển tiền,…
Điều khoản về luật trong hợp đồng với đối tác nước ngoài
Việc lựa chọn luật pháp là nhằm để điều chỉnh hợp đồng cũng như thống nhất luật điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp. Hai bên đối tác có thể chọn luật Việt Nam hoặc luật tại quốc gia pháp nhân có quốc tịch. Ngoài ra, có thể chọn luật của một nước thứ ba để làm luật điều chỉnh. Tuy nhiên, việc chọn luật của quốc gia nào đều phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.
Bên cạnh đó, Cơ quan giải giải quyết tranh chấp cũng phải được thống nhất. Cơ quan có thể là Tòa án hoặc Trọng tài. Một trong những Trọng tài ưu tiên được chọn là Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam hoặc Trung tâm trọng tài Quốc tế ở nước ngoài, Trung Tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC).
Thông tin công ty
Để tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện biên soạn hợp đồng cả hai bên đối tác cần phải đối chiếu thông tin công ty trùng với thông tin được ghi trên Giấy phép kinh doanh. Cụ thể là các thông tin về: địa chỉ, tên, mã số thuế doanh nghiệp, người đại diện, địa chỉ nơi gửi nhận thư,…
Một vài điểm cần chú ý trong điều khoản hợp đồng thương mại quốc tế
Khi kết giao hợp đồng với pháp nhân nước ngoài thì hợp đồng thương mại quốc tế là một trong những loại hợp đồng được sử dụng nhiều nhất. Dưới đây là một số điều khoản doanh nghiệp cần lưu ý khi kết giao hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc hợp đồng thương mại quốc tế.
Mô tả sản phẩm
Mô tả sản phẩm khi viết cần phải sử dụng ngôn ngữ thông dụng. Hoặc áp dụng giấy tờ chính thức từ nhà sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp có thể thiết kế thêm phụ phụ lục riêng để mô tả hàng hóa.
Đối với hợp đồng mua bán quốc tế là dạng hợp đồng nguyên tắc mà việc mua bán hàng hóa được thực hiện theo mỗi PO thì cần xác định số lượng và chủng loại của hàng hóa,… Đặc biệt là phải xác định nguyên tắc định giá sản phẩm.
Đóng gói sản phẩm
Quy trình đóng gói và giao hàng rất quan trọng, cả hai bên đối tác cần phải thống nhất phương thức giao nhận hàng và loại phương tiện vận chuyển. Đây là nghĩa vụ chung của cả bên bán và bên mua.
Cảng nhận hàng và sắp xếp hàng hóa
Cảng nhận hàng và xế hàng phải đáp ứng phù hợp với điều kiện Incoterm của cả hai bên sử dụng. Cụ thể như sau:
- Thời điểm giao hàng hoặc ngày giao hàng
- Hình thức phạt khi giao trễ, giao thiếu hàng
- Các điều khoản giao hàng theo Incoterms (Buộc phải có)
- Phương thức thanh toán
- Chứng từ liên quan (Thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu, Sổ gốc kèm bản sao sẽ được cung cấp)
- Các trường hợp bất khả kháng (bệnh dịch, cấm vận, thiên tai, chiến tranh,…)
Giải quyết tranh chấp
Cũng giống như những hợp đồng với pháp nhân nước ngoài khác, trên hợp đồng cần phải nêu rõ Cơ quan Giải quyết tranh chấp và các luật pháp liên quan. Đồng thời hợp đồng phải có sự thống nhất về ngôn ngữ. Cuối cùng, để hợp đồng có hiệu lực cần phải có chữ ký xác nhận của đại diện hai bên.
Thỏa thuận ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài như thế nào không trái với pháp luật?
Căn cứ theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Quy định tại Điều 11 Luật Thương mại 2005 như sau:
“Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.”
Như vậy, khi ký kết hợp đồng hai bên được tự do thỏa thuận, thương lượng các điều khoản mà không trái với quy định của pháp luật, không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Mời bạn xem thêm:
- Hợp đồng bản sao không công chứng chứng thực thì có được xem là nguồn chứng cứ được không?
- Các trường hợp phải lập hợp đồng ủy quyền hiện nay
- Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn có được không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về hợp đồng với đối tác nước ngoài″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đăng ký bảo hộ thương hiệu; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp đều phải đóng dấu trong hợp đồng.
Phải sử dụng con dấu trong 03 trường hợp:
– Khi pháp luật quy định phải sử dụng;
– Điều lệ công ty có quy định;
– Các bên thỏa thuận sử dụng con dấu.
Hiện nay, có nhiều nước doanh nghiệp không dùng con dấu mà chỉ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, do đó, khi ký kết hợp đồng chỉ có chữ ký không được đóng dấu vẫn có giá trị khi nội dung không trái với quy định của pháp luật.
Do đó, khi ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài thì anh phải xem xét các bên có thỏa thuận sử dụng con dấu hay không. Hoặc điều lệ công ty có bắt buộc phải sử dụng con dấu trong việc giao kết hợp đồng.
Nếu điều lệ công ty hoặc các bên thỏa thuận phải sử dụng con dấu khi giao kết hợp đồng thì các bên phải sử dụng.
Ngược lại điều lệ công ty không bắt buộc hoặc các bên không có thỏa thuận sử dụng con dấu thì hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào con dấu.
Trường hợp này các bên chỉ cần chữ ký hợp lệ của các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực.
Khi tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì hai bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết tranh chấp. Do đó, tại Điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
“Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Cùng với đó quy định tại Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
“Điều 14. Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
Như vậy, khi ký kết hợp đồng nếu hai bên không thỏa thuận về luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp thì hội đồng trọng tài sẽ là người quyết định luật áp dụng.