Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Phạm nhân đặc biệt là đối với phạm nhân nữ sẽ có nhiều chính sách ưu đãi hơn so với với phạm nhân nam. Đặc biệt là trong trường hợp phạm nhân nữ là người đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam thì phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động? hay không. Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Luật Thi hành án Hình sự 2019
- Nghị định 133/2020/NĐ-CP
Chế độ lao động của phạm nhân theo quy định của pháp luật
– Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam.
– Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
– Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
– Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
– Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
Chế độ đối với phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 133/2020/NĐ-CP thì chế độ đối với phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam quy định như sau:
– Phạm nhân nữ trong thời gian đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 133/2020/NĐ-CP và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ;
– Chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân được hưởng như đối với trẻ em dưới 04 tuổi tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành; ngày lễ, Tết theo quy định của pháp luật trẻ em được hưởng chế độ ăn bằng 05 lần ngày thường, ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), Tết Trung thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch) được hưởng chế độ ăn bằng 02 lần ngày thường.
- Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ/trẻ em. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký để mẹ trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
– Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong trại giam được cấp:
- 04 khăn mặt/năm;
- 02 kg xà phòng/năm;
- 03 bộ quần áo bằng vải thường/năm;
- 01 màn phù hợp với lứa tuổi/03 năm;
- 02 đôi dép/năm;
- 01 chăn phù hợp với lứa tuổi/03 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên);
- 01 bộ quần áo ấm/01 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp).
– Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc y tế, khám chữa bệnh theo quy định của Luật Trẻ em và Luật Bảo hiểm y tế. Trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ phạm nhân làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định việc trích xuất và áp giải phạm nhân là mẹ của trẻ đi cùng để chăm sóc. Tiền thuốc chữa bệnh thông thường được cấp không quá 03 kg gạo tẻ/trẻ em/tháng.
- Cơ sở giam giữ phạm nhân có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong trại giam, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách nhà nước cấp. Trường hợp trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ phạm nhân chết kinh phí an táng được thực hiện như đối với phạm nhân chết.
– Chế độ ăn, mặc, cấp phát nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế đối với trẻ em trên 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng mẹ tại cơ sở giam giữ phạm nhân trong thời gian chờ làm thủ tục đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc chờ gửi về thân nhân nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 10.
Mặc khác theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật thi hành án hình sự 2019 thì:
– Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng.
- Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.
Như vậy, nếu con trên 36 tháng tuổi thì sẽ phải rời khỏi cơ sở giam giữ.
Phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động?
Phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động? Theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân thì:
Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân
4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được câu trả lời cho câu hỏi phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động. Câu trả lời cho câu hỏi phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động như sau:
- Tất cả các phạm nhân nữ điều phải lao động trong trại giam; trừ trường hợp bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
- Khi phạm nhân nữ có con sống chung trong trại giam thì sẽ được hưởng những chế độ đặc biệt về lao động như được nghỉ lao động. Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với phạm nhân nữ có con dưới 36 tháng tuổi mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận mà thôi.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phạm nhân đang có con nhỏ sống chung trong trại giam có phải đi lao động?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì định nghĩa về phạm nhân được quy định như sau:
2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân (gọi chung là hình phạt tù). Từ đó ta suy ra những người bị Toà án phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tử hình, cảnh cáo, trục xuất sẽ không được gọi là phạm nhân.
Theo quy định thì phạm nhân sẽ phải chấp hành án tại cơ sở giam giữ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì định nghĩa về cơ sở giam giữ như sau:
3. Cơ sở giam giữ phạm nhân là nơi tổ chức quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân, bao gồm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Như vậy thông qua quy định này ta đã trả lời được cho câu hỏi phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu. Phạm nhân có thể chấp hành án ở những địa điểm sau:
+ Trại giam: Gồm trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu.
+ Trại tạm giam: Gồm trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu.
+ Nhà tạm giữ: Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư mà phạm nhân gửi và nhận.
– Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng 01 lần, mỗi lần không quá 10 phút, trừ trường hợp cấp bách. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.
– Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 do phạm nhân chi trả.