Ngày nay, nhiều người quan tâm đến việc lập kế hoạch sử dụng tiền nhàn rỗi của mình một cách hợp lý. Bạn có thể đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể, chẳng hạn như đầu tư vào cổ phiếu hoặc quỹ tương hỗ. Hoặc bạn có thể đầu tư ít rủi ro hơn là gửi tiền lãi vào ngân hàng hoặc mua bảo hiểm. Nhưng bạn nên mua bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm, quyết định nào sẽ là phù hợp nhất? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ đề cập đến vấn đề nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm?
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc. Người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng quyền lợi khi bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Lao động ngày nay có nên tham gia đóng bảo hiểm xã hội
Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng thay vì đóng bảo hiểm xã hội thì gửi tiết kiệm sẽ được lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình trạng hạn hẹp về kinh tế, hay thậm chí là nguồn thu nhập thấp, khó khăn thì việc tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng những chế độ tốt khi về hưu là một lựa chọn hoàn toàn hợp lý.
Hiểu một cách cụ thể, nếu đặc việc tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chính sách và gửi tiết kiệm lên bàn cân so sánh thì cơ bản hoàn toàn tương tự như việc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm nhân thọ.
Hầu hết các ngân hàng hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận và phần lời đó cũng được lấy từ số tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Khi tham gia gửi tiết kiệm khách hàng được hưởng một khoản tiền lãi theo định kỳ nhất định nhưng sau hơn 20 năm thì giá trị của tiền gốc rất ít.
Ngược lại khi đóng bảo hiểm xã hội, số tiền được trả lại bằng việc điều chỉnh giá trị tiêu dùng tăng lên theo từng năm và trở thành căn cứ quyết định mức lương hưu.
Ví dụ cụ thể như sau:
Một người tham gia đóng bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm 20 năm tính từ năm 2008 và tất nhiên quá trình tham gia luôn được suy trì liên tục 20 năm.
Theo đó ố tiền gửi tiết kiệm bằng số tiền đóng BHXH duy trì trong suốt 20 năm và số tiền đóng BHXH được tính bằng tỷ lệ % theo quy định của từng thời kỳ tính trên số tiền người tham gia lựa chọn làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng.
Cụ thể:
Về mức đóng BHXH tự nguyện từng năm như sau
- Năm 2008-2009 mức : 800.000đ (bằng 16%);
- Năm 2010-2011 mức: 900.000đ (bằng 18%);
- Năm 2012-2013 mức: 1.000.000đ (bằng 20%);
- Năm 2014 trở đi mức: 1.100.000đ (bằng 22%).
Vậy số tiền lãi suất tiết kiệm là: 7%/năm, tính theo lãi gộp nhiều năm qua.
Nếu người tham gia hưởng lương hưu từ năm 2028 đủ 55 tuổi đối với nữ tỷ lệ % hưởng lương hưu theo quy định là 55% (nam giới đủ 60 tuổi, tỷ lệ là 45%).
Mức điều chỉnh lương hưu bình quân tăng: 7%/năm (lấy thấp hơn mức tăng thấp nhất kể từ năm 1993 đến năm 2017). Kỳ vọng sống sau tuổi nghỉ hưu là 20 năm; Mức lương cơ sở tại thời điểm năm 2048 là 10.000.000 đồng, tăng 8,27%/năm (từ năm 2008 đến tháng 6/2017 mức tăng lương cơ sở bình quân là 13,7%/năm)
Những quyền lợi bảo hiểm xã hội được hưởng sau khi nghỉ việc
Nếu bạn đáp ứng một cách hoàn hảo các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp và bạn cũng đã tham gia bảo hiểm xã hội hơn một năm. Bạn chấm dức hợp đồng lao động đúng theo pháp luật và thỏa mãn các điều kiện liên qua thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn đã đóng bảo hiểm xã hội trên 1 năm và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau một năm nghỉ việc bạn sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Về mức hưởng bảo hiểm xã hội bạn được hưởng căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Theo đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính như sau:
Đối với những năm trước 2014 bạn sẽ được hưởng 1,5 tháng mức bình quận thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội;
Từ năm 2014 trở đi bạn sẽ được hưởng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc.
Nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm?
Thật khó lựa chọn nên mua bảo hiểm hay gửi tiết kiệm, vì mục đích của việc đầu tư cho bảo hiểm là bảo vệ chứ không để sinh lợi, còn mục đích của gửi tiết kiệm là đầu tư sinh lợi chứ không để phòng rủi ro.
Lấy một ví dụ đơn giản, chị T và chị P cùng dành khoảng 30 triệu để tham gia một giải pháp tài chính. Trong khi chị A gửi tiền vào ngân hàng thì chị B dùng số tiền để mua bảo hiểm nhân thọ.
Nếu mong muốn bảo vệ tài chính, tham gia bảo hiểm nhân thọ là sự lựa chọn lý tưởng để vừa nhận được tích lũy, vừa được bảo vệ trước trong trường hợp gặp rủi ro thương tật, tử vong.
Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ là sự tích lũy lâu dài. Vì vậy nếu nhu cầu của bạn chỉ đơn thuần là tích lũy, sinh lời và tất toán nhanh, hãy chọn hình thức gửi tiền ngân hàng.
Nếu còn cảm thấy khó khăn, không biết nên đầu tư cho hình thức nào thì có thể kết hợp cả hai phương án với nhau, bằng cách trích ra một nửa để gửi tiết kiệm, nửa còn lại dành để mua bảo hiểm. Nhờ đó, bạn không chỉ nhận được khoản lãi suất cao từ phía ngân hàng, mà còn có thể chu toàn một quỹ tiết kiệm, nhằm thực hiện dự định mong muốn, cũng như bảo vệ gia đình trước rủi ro không lường trước.
Mời bạn xem thêm:
- Tiền lương KPI có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, BHXH không?
- Xin cấp lại tờ rời BHXH online năm 2022
- Thiếu tờ rời BHXH có chốt sổ được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nên đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục hộ tịch trực tuyến, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh … của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.
BHXH bắt buộc:
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định gồm:
+ Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm.
+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
– Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định gồm:
+ Mức lương.
+ Phụ cấp lương.
+ Các khoản bổ sung khác theo quy định.
Trong đó, mức tiền lương tối đa đóng BHXH = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng
BHXH tự nguyện:
Người lao động được tự chọn mức thu nhập đóng BHXH nhưng có giới hạn mức thấp nhất và cao nhất như sau:
– Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 700.000 đồng.
– Mức thu nhập cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.