Muốn định cư ở nước ngoài vốn dĩ là điều khó khăn đối với những người bình thường. Vậy những người có chức sắc, Đảng viên sẽ ra sao? Nhiều người thắc mắc Đảng viên có quyền định cư ở nước ngoài không? Có quy định, quy chế nào dành cho đảng viên là công dân khi muốn ra nước ngoài định cư không? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề “Đảng viên xin ra khỏi Đảng để định cư nước ngoài có được không?”
Căn cứ pháp lý
Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014
Đảng viên xin ra khỏi Đảng để định cư nước ngoài
Định nghĩa người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nêu tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 như sau:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
Từ quy định này, có thể thấy, định cư ở nước ngoài không đồng nghĩa với nhập quốc tịch nước ngoài. Nhiều trường hợp, định cư ở nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
Trong khi đó, một trong những điều cấm Đảng viên thực hiện được nêu tại Điều 9 Quy định 37-QĐ/TW là:
Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
Để hướng dẫn cụ thể điều cấm này với Đảng viên, Uỷ ban kiểm tra Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW như sau:
Đồng thời, theo Hướng dẫn 12 năm 2022, Đảng viên có thể chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài trong các trường hợp đi học, đi xuất khẩu lao động ở ngoài nước…
Có thể thấy, thời gian ra nước ngoài trong các trường hợp nêu trên thường ngắn, có thời hạn cụ thể, rõ ràng thì mới được chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài sinh hoạt.
Ngoài ra, theo điểm 2, Điều 2, Quy định số 127-QĐ/TW ngày 03/11/2004 của Ban Bí thư về việc đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài
Đảng viên theo vợ hoặc chồng (là người nước ngoài) ra nước ngoài định cư lâu dài thì tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Đảng. Trường hợp đảng viên chưa nhập quốc tịch nước ngoài và không làm đơn xin ra khỏi Đảng thì tổ chức đảng xem xét việc xóa tên trong danh sách đảng viên; trường hợp đảng viên đã nhập quốc tịch nước ngoài (kể cả trường hợp còn giữ quốc tịch Việt Nam) thì tổ chức đảng làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên (trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quyết định)
Theo quy định này, khi Đảng viên ra nước ngoài định cư theo vợ, chồng là người nước ngoài thì làm đơn xin ra khỏi Đảng. Nếu không làm đơn cũng chưa nhập quốc tịch thì sẽ bị xem xét xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Như vậy, Đảng viên sẽ không được nhập quốc tịch nước ngoài cũng như chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài và mở tài sản cũng như mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. Đồng thời, nếu theo vợ hoặc chồng là người nước ngoài ra nước ngoài định cư thì sẽ bị xoá tên trong danh sách Đảng.
Chỉ trường hợp ra nước ngoài để học tập, làm việc… trong thời gian ngắn, cố định… thì có thể thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài để sinh hoạt trong khoảng thời gian không có mặt tại Việt Nam.
Đảng viên không được
Nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.
Quy định 228 về việc Đảng viên đi nước ngoài
1. Cán bộ, đảng viên khi đi nước ngoài (công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham quan, du lịch, chữa bệnh hay có nhu cầu về việc riêng) đều phải chấp hành nghiêm chỉnh Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng và Quy định số 228-QĐ/TW, ngày 07/02/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải có trách nhiệm chọn cử, đề xuất, giải quyết và quản lý cán bộ, đảng viên đi công tác, học tập ở nước ngoài theo thẩm quyền quản lý. Việc cho phép, chọn cử cán bộ, đảng viên đi công tác, học tập ở nước ngoài phải xuất phát từ yêu cầu cần thiết, đúng đối tượng, đúng mục đích, bảo đảm hiệu quả thiết thực.
3. Các cấp ủy, tổ chức đảng tuyệt đối không được cử hoặc cho phép ra nước ngoài (vì bất cứ lý do gì) đối với đảng viên đang trong thời kỳ xem xét kỷ luật đảng, đang bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm tư cách đảng viên, có vấn đề liên quan đến chính trị hiện nay nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
4. Các cán bộ, đảng viên khi ra nước ngoài bằng bất cứ nguồn kinh phí nào, mục đích và phương thức gì cũng đều phải báo cáo cấp ủy theo phân cấp quản lý.
Những quy định cho từng trường hợp đảng viên đi nước ngoài
Thẩm quyền, trách nhiệm quản lý đảng viên của cấp ủy
1.1. Đối tượng cán bộ, đảng viên thuộc nhà nước quản lý;
1.2. Đối tượng cán bộ, đảng viên thuộc Ban thường vụ đảng ủy quản lý: tất cả cán bộ, đảng viên còn lại.
Những ai thuộc nhóm đối tượng trên chỉ cần được cấp ủy cho phép đi nước ngoài bằng văn bản là được. Khi đi nước ngoài theo diện công tác thì bạn có thể sẽ được cấp hộ chiếu công vụ. Đây là tấm hộ chiếu có nhiều quyền lợi hơn hộ chiếu phổ thông rất nhiều.
Khi đi ra nước ngoài thì bạn cần phải báo cáo và khi về nước bạn cũng phải báo cáo với cấp trên. Những trường hợp đảng viên đi nước ngoài mà không báo cáo sẽ bị kỷ luật theo điều lệ của Đảng. Kể cả khi bạn được phép đi mà về đến Việt Nam không báo cáo cho thủ trưởng cũng vẫn bị kỷ luật.
Đây là những người dễ đi du lịch nước ngoài nhất vì quy định, yêu cầu không quá chặt chẽ. Bên dưới là những trường hợp mà Đảng viên đi ra nước ngoài khá khó khăn.
Đối với cán bộ, đảng viên do Thành ủy quản lý
Đi nước ngoài vì mục đích công vụ (học tập, công tác, hợp tác trao đổi kinh nghiệm…) hoặc vì việc riêng (tham quan, du lịch, chữa bệnh, thăm thân nhân…)
– Khi được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi nước ngoài học tập, công tác theo đoàn hoặc vì việc riêng thì gửi bản sao văn bản, quyết định cử đi công tác, học tập, việc riêng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau đó Báo cáo trước khi đi nước ngoài để Ban Thường vụ Đảng ủy Trường xem xét và trình Thường trực Thành ủy quyết định.
– Ban Tổ chức Đảng ủy Trường ghi vào sổ theo dõi tình hình chính trị nội bộ.
– Khi về nước chậm nhất 10 ngày làm việc phải báo cáo đến Ban thường vụ Đảng ủy trường và cơ quan thẩm quyền (nơi cho phép hoặc cử đi nước ngoài). Báo cáo phải bằng văn bản, đầy đủ, trung thực chuyến đi của mình.
Khi có một trong những trường hợp dưới đây, đảng viên đều phải báo cáo lãnh đạo cơ quan nơi mình công tác, đồng thời phải báo cáo với Ban Thường vụ Đảng ủy Trường và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy. Đảng ủy Trường chỉ đạo ghi sổ theo dõi tình hình chính trị nội bộ và tổng hợp báo cáo lên Thường trực Thành ủy theo quy định:
– Dự định kết hôn với người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; chuẩn bị làm thủ tục xin xuất cảnh định cư ở nước ngoài.
– Được nước ngoài dự định tặng huân chương; huy chương; giải thưởng; học hàm; học vị hoặc các danh hiệu khác ngoài hiệp định hợp tác giữa hai Nhà nước.
– Được tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mời đích danh đi nước ngoài; mời làm thành viên cho tổ chức của họ ngoài hiệp định hợp tác giữa hai Nhà nước; mời hoặc thuê làm việc dưới mọi hình thức.
– Được tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho, tặng tiền, hàng, hiện vật có giá trị từ 10 triệu đồng Việt Nam trở lên.
– Cho người nước ngoài thuê nhà, đất.
– Có nhu cầu ra nước ngoài về việc riêng.
– Có vợ hoặc chồng, con được nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mời đích danh đi tham quan; du lịch; hội thảo; nghiên cứu; học tập; chữa bệnh và đi học tự túc ở nước ngoài.
– Được tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài liên doanh, liên kết, đầu tư vốn dưới mọi hình thức.
– Bị cá nhân, tổ chức nước ngoài lôi kéo; mua chuộc hoặc khống chế làm việc cho chúng.
Đối với cán bộ, đảng viên do Ban Thường vụ Đảng ủy Trường quản lý
– Khi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác theo đoàn, vì lý do cá nhân hoặc có quan hệ với người nước ngoài thì gửi bản sao văn bản hoặc quyết định cử đi nước ngoài để hợp tác, nghiên cứu, việc riêng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và báo cáo trước khi ra nước ngoài cho lãnh đạo đơn vị mình công tác và cấp ủy đang sinh hoạt, cấp ủy trực tiếp xin ý kiến của Ban Thường vụ Đảng ủy Trường để quyết định.
– Ban Tổ chức Đảng ủy Trường ghi vào sổ theo dõi tình hình chính trị nội bộ.
– Khi về nước chậm nhất 10 ngày làm việc phải báo cáo đến cấp ủy nơi sinh hoạt và cơ quan thẩm quyền (nơi cho phép hoặc cử đi nước ngoài) bằng văn bản, đầy đủ, trung thực chuyến đi của mình, cấp ủy tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Trường.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định 228 về Đảng viên đi nước ngoài
- Mẫu đơn tố cáo đảng viên ngoại tình năm 2022
- Cách ghi ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đảng viên xin ra khỏi Đảng để định cư nước ngoài”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục hộ tịch trực tuyến, Giấy phép sàn thương mại điện tử đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 8 Luật Hôn nhan và Gia đình có nêu điều kiện đăng ký kết hôn. Trong đó, không có quy định nào cấm Đảng viên không được kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, theo Quy định 102 năm 2017, nếu vi phạm các trường hợp về kết hôn với người nước ngoài sau đây, Đảng viên sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng:
– Không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ về việc có con hoặc bản thân kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Cố tình kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn…
Theo đó, tuỳ từng mức độ vi phạm, Đảng viên có thể bị khiển trách hoặc nặng nhất là khai trừ theo Điều 25 Quy định 102 năm 2017.
Các trường hợp sau đều bị quy là vi phạm quy đinh đảng viên đi ra nước ngoài. Đảng viên vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Đảng, Luật công chức, Luật viên chức.
Tự ý đi nước ngoài không xin phép, trốn đi ra nước ngoài.
Đi sai mục đích so với đơn xin phép trước khi đi nước ngoài.
Khi về nước không báo cáo kết quả chuyến đi.
Xin đi nước ngoài rồi trốn ở lại không về nước.
– Đảng viên ra nước ngoài từ 1 tháng đến 3 tháng, nếu trong đoàn đi có từ 3 đảng viên trở lên thì cấp ủy có thẩm quyền quyết định lập tổ Đảng hoặc chi bộ tạm thời trong đoàn để quản lý đảng viên.
– Đảng viên ra nước ngoài từ trên 3 tháng đến 12 tháng thì phải chuyển sinh hoạt đảng tạm thời từ cấp ủy cơ sở nơi đi đến đảng ủy hoặc chi ủy cơ sở ở ngoài nước.
– Đảng viên ra nước ngoài trên 12 tháng thì chuyển sang sinh hoạt tổ chức Đảng ở ngoài nước.
– Trường hợp đặc biệt, đối với đảng viên đi làm việc đơn lẻ, đi việc riêng đến các vùng chưa có tổ chức đảng hoặc điều kiện tham gia sinh hoạt đảng khó khăn thì Đảng ủy Trường trình Ban Tổ chức Thành ủy cho phép đảng viên được miễn sinh hoạt đảng trong thời gian ở nước ngoài. Đảng viên được miễn sinh hoạt đảng phải luôn giữ gìn tư cách đảng viên. Phải đóng đảng phí theo quy định. Hàng năm phải gửi báo cáo kiểm điểm cho tổ chức đảng.