Xin chào Luật sư X, hôm nay đi dạo ở công viên tôi thấy một người phụ nữ hô hoán, cầu cứu vì bị một người đàn ông sàm sỡ. Sau khi được những người xung quanh đó giúp đỡ và vay bắt người đàn ông kia thì ông ta bị đưa về đồn. Thế người đàn ông có hành vi sàm sỡ phụ nữ bị xử lý như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, một trong những vấn nạn gây nhứt nhói hiện nay là quấy rối tình dục và một trong những biểu hiện của quấy rối tình dục là hành vi sàm sỡ. Đây là một hành vi đáng phê phán và trừng trị thích đáng được pháp luật quan tâm và điều chỉnh. Vậy trường hợp người đàn ông có hành vi sàm sỡ phụ nữ thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Sàm sỡ là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt thì sàm sỡ tức là suồng sã đến mức gần như thô bỉ trong quan hệ giao tiếp giữa người với người.
Có thể hiểu đơn giản sàm sỡ là hành vi dùng lời nói hoặc cử chỉ với mục đích quấy rối tình dục hoặc làm nhục người khác, xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của công dân được pháp luật bảo hộ.
Cấu thành tội sàm sỡ là gì?
Sàm sỡ là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015.
Về chủ thể
Chủ thể của tội sàm sỡ là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015.
Về mặt khách quan
- Người phạm tội thực hiện hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức như đụng chạm vào những bộ phận nhạy cảm, lột trần truồng nạn nhân,…
- Hành vi sàm sỡ xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi, vị trí và môi trường xung quanh, vị trí của người bị hại trong xã hội,…
- Tội sàm sỡ có cấu thành hình thức.
Về mặt khách thể
- Hành vi sàm sỡ xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của công dân được pháp luật bảo hộ.
Về mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi sàm sỡ với lỗi cố ý. Mặc dù biết rằng hành vi sàm sỡ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng các chủ thể vẫn cố tình thực hiện.
Hành vi sàm sỡ trẻ em có vi phạm pháp luật không?
Tại khoản 3 Điều 6 Luật trẻ em năm 2016 quy định:
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
…3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.”
Trong đó, các hành vi xâm hại tình dục trẻ em được nêu cụ thể tại Điều 13 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:
“Điều 13. Trẻ em bị xâm hại tình dục
1. Trẻ em bị hiếp dâm.
2. Trẻ em bị cưỡng dâm.
3. Trẻ em bị giao cấu.
4. Trẻ em bị dâm ô.
5. Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.”
Theo đó, các hành vi xâm hại tình dục trẻ em bao gồm: hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em, sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Tương ứng với các hành vi quy định tại Điều 142, 144, 145, 146 và 147 BLHS.
Người đàn ông có hành vi sàm sỡ phụ nữ bị xử lý như thế nào?
Phạt hành chính
Cụ thể, theo điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục có thể bị phạt từ 05 triệu đồng đến 08 triệu đồng.
Đồng thời quy định phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với người có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Trước đây, theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác chỉ bị phạt 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Như vậy, quy định mới đã tách hành vi “sàm sỡ” khỏi nhóm hành vi “khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác” và tăng mạnh mức phạt với hành vi sàm sở, quấy rối tình dục.
Bên cạnh đó, mức xử phạt từ 05 triệu đồng đến 08 triệu đồng cũng sẽ áp dụng để xử phạt hành vi:
- Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng.
Trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 về tội làm nhục người khác thì:
- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên
- Đối với 02 người trở lên
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
- Đối với người đang thi hành công vụ
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên
- Làm nạn nhân tự sát.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định 228 về Đảng viên đi nước ngoài
- Thu nhập từ đại lý bảo hiểm có phải quyết toán thuế TNCN không?
- Mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mới 2022
- Hợp đồng không có công chứng có giá trị pháp lý không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người đàn ông có hành vi sàm sỡ phụ nữ bị xử lý như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định thủ tục đăng ký bảo hộ logo; tra cứu quy hoạch xây dựng;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi quấy rối tình dục bị xử phạt hành chính. Cụ thể, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định thì hành vi quấy rối tình dục bị xử phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với hành vi: khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Phạt tiền từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục; khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng.
Tuy nhiên, theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt từ 15 – 30 triệu đồng.
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, căn cứ vào thiệt hại thực tế, bạn có thể thỏa thuận với người thực hiện hành vi sàm sỡ. Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
Nộp đơn tố cáo là một trong những quyền được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn có thể nộp đơn tố cáo tại :
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.