Chào Luật sư, Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022 được không ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể có được một lượng hàng hoá lớn cung ứng cho thị trường; các chủ kinh doanh; hay tìm đến các chủ thể cung cấp hàng hoá. Từ đó nhiều hợp đồng cung cấp hàng hoá được ra đời. Tuy nhiên để đảm bảo các bên trong giao kết cung cấp hàng hoá tuân thủ thì các bên thường sẽ lập hợp đồng bằng văn bản.
Để có thể cung cấp cho bạn mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Hàng hoá là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại thì:
Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai.
Thông qua quy định trên ta biết được rằng hàng hoá là tên gọi ám chỉ đến những vật thể là động sản có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Ví dụ: Bánh mì.
Cung cấp hàng hoá là gì?
Cung cấp hàng hoá là gì? Cung cấp hàng hoá là một trong những hoạt động thương mại với mục đích là sinh lời. Cung ứng hàng hoá thực chất là việc mua hàng hoá từ một người/ một cơ sở sản xuất cung cấp hàng hoá cho người đang cần lượng hàng hoá đó; và hưởng lời từ phần lợi nhuận bán được; hoặc đơn giản là hành vi mua đi bán lại cho những người đang cần; và hưởng lời từ phần chênh lệch giá bán.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại quy định như sau:
8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng cung cấp hàng hoá
Khi giao kết hợp đồng:
- Phải giao kết hợp đồng cung cấp hàng hoá với chủ thể có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Các bên tham gia giao kết hợp đồng cung cấp hàng hoá phải hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng cung cấp hàng hoá không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Mặc dù hiện nay pháp luật không quy định hợp đồng cung cấp hàng hoá bắt buộc phải lập hợp đồng; tuy nhiên nếu việc cung cấp hàng hoá của bạn được tạo lập thành một bản hợp đồng sẽ tạo điều kiện hơn cho bạn khi chẳng may có tranh chấp xảy ra.
Thông tin có trong hợp đồng:
– Thứ nhất, địa điểm cung cấp hàng hoá. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai; thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
- Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá; nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng; địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
- Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán; nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán
– Thứ hai, thời gian giao hàng. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Lưu ý: Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng; mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó; và phải thông báo trước cho bên mua.
– Thứ ba, giải quyết trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cung cấp hàng hoá được quy định như sau:
- Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
- Trong thời hạn khiếu nại; bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua; kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
– Thứ tư, giải quyết trường hợp giao thiếu hàng. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng; và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể; mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng; và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng; thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu; hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng; hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
- Khi bên bán thực hiện việc khắc phục việc giao thiếu hàng mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua; thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
– Thứ năm, giải quyết trường hợp giao thừa hàng. Trường hợp bên bán giao thừa hàng; thì bên mua có quyền từ chối; hoặc chấp nhận số hàng thừa đó. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa; thì phải thanh toán theo giá thoả thuận trong hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận khác.
– Thứ sáu, quy định về kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua; hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua; hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
- Bên mua; hoặc đại diện của bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất; mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
- Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
- Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá; mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết; hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá; mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường; và bên bán đã biết; hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
– Thứ bảy, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ là những quy định bắt buộc các bên phải tuân thủ trong hợp đồng nên cần chú ý quy định.
– Thứ tám, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Để đảm bảo cho hợp đồng được tuân thủ ngoài quy định quyền và nghĩa vụ; thì trong hợp đồng cũng cần phải có quy định về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại để mang tính chất răn đe xử phải khi có vi phạm.
Thứ chín, thanh toán hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng; và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua; trừ trường hợp mất mát; hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Thứ mười, nhận hàng. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận; và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.
Chấm dứt hợp đồng cung cấp hàng hoá:
– Hợp đồng đã được hoàn thành;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
– Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
– Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
– Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
– Trường hợp khác do luật quy định.
Hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022
Sau đây là mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022. Bạn đọc có thể xem trước mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022; và tải xuống mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022 tại đây.
Đây là mẫu hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022 được sử dụng nhiều hiện nay.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt vi phạm hợp đồng cung cấp hàng hoá? Mức phạt vi phạm hợp đồng cung cấp hàng hoá theo quy định Luật Thương mại, là mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp miễn phạt vi phạm hợp đồng được quy định theo hợp đồng hoặc theo pháp luật.
– Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; và chuyển khẩu.
– Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản; hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định; thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó; kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.