Xin chào Luật sư. Chả là gần đây; công ty tôi quyết định tham gia vào một dự án xây dựng nhà máy dệt may. Theo dự định, dự án sẽ thải một lượng nước thải ra môi trường địa phương; và chúng tôi cũng đã lên kế hoạch về phương án quản lý nước thải. Trong quá trình tìm hiểu các giấy tờ cần thiết; tôi được biết rằng chúng tôi cần được cấp giấy phép môi trường. Tuy nhiên, tôi không hiểu rõ lắm về thủ tục này. Luật sư cho tôi hỏi văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường năm 2022 viết như thế nào? Thủ tục cấp giấy phép môi trường ra sao? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Giấy phép môi trường là gì ?
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Đối tượng phải có giấy phép môi trường
Căn cứ Điều 39 Luật bảo vệ môi trường năm 2020:
Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng tại mục (i).
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường là gì?
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường là văn bản cần có trong bộ hồ sơ mà cá nhân, tổ chức trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xin phép cấp giấy phép môi trường.
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường năm 2022
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường năm 2022 được ban hành theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Mời quý độc giả tham khảo dưới đây:
Hồ sơ cấp giấy phép môi trường
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho cơ quan cấp giấy phép môi trường và thực hiện việc nộp phí thẩm định cấp giấy phép môi trường theo quy định.
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 3: Thẩm định
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.
Trường hợp không thể bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn pháp luật quy định, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường năm 2022“ . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo trích lục đăng ký kết hôn online; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; trích lục hồ sơ đất; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ xin cấp phép bay flycam; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Cách tính thuế suất thuế bảo vệ môi trường
- Mẫu đơn xin xác nhận diện tích đất mới năm 2022
- Cách viết đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 43 Luật bảo vệ môi trường, tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ:
a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Theo quy định tại Điều 40, Luật Môi trường năm 2020 thì Nội dung giấy phép môi trường bao gồm các thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là:
Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
Sở Xây dựng
Sở Giao thông vận tải
Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố.