Ngày nay với sự yêu cầu nghiêm ngặt về việc quản lí nhà nước, đã làm xuất hiện các con dấu. Sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các con dấu và có vai trò rất quan trọng trong các khối cơ quan và các doanh nghiệp. Đối với những tổ chức được công nhận thành lập hợp pháp thì con dấu đóng vai trò là đại diện pháp lý của tổ chức đó; nó có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận. Vì vậy con dấu phải được quản lý rất nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp, với nhu cầu thay đổi con dấu thì các cơ quan có thể đăng kí lại mẫu con dấu. Vậy ” văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan” như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, cơ quan tôi có làm mất con dấu, và hiện nay cơ quan tôi đang muốn làm văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu cho cơ quan để gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên tôi lại chưa biết rõ lắm về vấn đề đăng ký lại mẫu dấu cơ quan này. Mong luật sư cung cấp cho tôi một vài thông tin để tôi hiểu rõ hơn được không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện sử dụng con dấu
Hiện nay pháp luật cũng có những quy định chặt chẽ về việc cấp và quản lý con dấu. Điều 5, Nghị định 99/2016/NĐ-CP của chính phủ quy định về điều kiện được sử dụng con dấu:
“Điều 5. Điều kiện sử dụng con dấu.
1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh; nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng dấu nổi, dấu thu nhỏ hoặc dấu xi.
4. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.….“
Theo đó Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu; khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong; và phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng. Đồng thời cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu; theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp; thì phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Về quản lý và sử dụng con dấu
– Việc quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư được thực hiện; theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của Nghị định này.
– Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ; và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:
+, Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;
+, Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;
+, Chỉ được đóng dấu vào những văn bản; giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;
+, Không được đóng dấu khống chỉ.
– Việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức và con dấu của văn phòng; hay của đơn vị trong cơ quan, tổ chức được quy định như sau:
+, Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức;
+, Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao; phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.
Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan
Mời bạn xem và tải Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan tại đây:
Hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan
Hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của tổ chức, cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 15 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, theo đó:
1. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có con dấu bị biến dạng, mòn, hỏng; hoặc thay đổi chất liệu: Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức; chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do.
2. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có sự thay đổi về tổ chức, đổi tên, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức; chức danh nhà nước sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do;
b) Quyết định thay đổi về tổ chức, đổi tên cơ quan, tổ chức; chức danh nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.
3. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước bị mất con dấu, hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước; sử dụng con dấu, trong đó nêu rõ lý do và có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp; hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu được cấp trước đó.
Thủ tục xin cấp lại con dấu
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
– Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký mẫu con dấu; (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng; theo quy định của pháp luật).
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản; giấy tờ có trong hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ; ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả và giao trực tiếp; cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay; và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP; cơ quan đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức; theo thời hạn quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về việc từ chối giải quyết hồ sơ;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử, cán bộ tiếp nhận hồ sơ; phải thông báo kết quả xử lý hồ sơ đối với các trường hợp theo quy định; tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 11 Nghị định 99/2016/NĐ-CP; qua địa chỉ thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Văn bản đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu của cơ quan” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Tra cứu thông tin quy hoạch; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định của pháp luật về tội cướp tài sản mới nhất
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Tại sao vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ?
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi bị cấm khi sử dụng con dấu được quy định cụ thể tại Điều 6, Nghị định 99/2016/NĐ-CP:
Nhà nước nghiêm cấm các hành vi: Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả, mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu, sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng, cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký, không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động, chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu, sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu
Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền, không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu, lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 144/2021 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội…..
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tự ý mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan, tổ chức mà không được phép của chức danh nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Không đăng ký lại mẫu con dấu theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
d) Mất con dấu mà quá 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất con dấu, cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu trước đó và cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra mất con dấu.
Việc đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu.