Trong bản báo cáo tài chính có rất nhiều dữ liệu được đưa ra. Nếu không hiểu rõ toàn bộ thông tin có trong bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì bạn chắc chắn sẽ không biết được doanh nghiệp hiện đang làm ăn như thế nào. Một trong những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư, nhà kinh doanh cần phải để ý đó là hệ số khả năng thanh toán nhanh . Vậy công thức tính khả năng thanh toán nhanh là gì? mời bạn đọc cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc nhé!
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là gì?
Hệ số khả năng thanh toán nhanh chính là chỉ số tài chính được sử dụng để làm thước đo phản ánh khả năng chi trả hay chính xác hơn là tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, người ta sử dụng hệ số này để xác định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Chính vì thế, hệ số này được đặt với rất nhiều cái tên khác nhau như tỷ số thanh khoản nhanh, hệ số thử axit, hệ số khả năng thanh toán tức thời,..
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.
Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp.
Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản.
Tại sao cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp các đối tượng quan tâm biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phương án quản trị hay đầu tư, cho vay thích hợp:Tình trạng tài chính tốt: Chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, năng lực tài chính cao giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển.Tình trạng tài chính xấu: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, các khoản nợ có thể không được đảm bảo chi trả đúng hạn. Từ đó làm giảm uy tín doanh nghiệp và có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Việc đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là rất quan trọng. Từ những đánh giá đó, các giải pháp sẽ được đưa ra nhằm cải thiện tình hình:Với nội tại doanh nghiệp: Thấy được tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp cải thiện dòng tiền, xử lý kịp thời các vấn đề khi khả năng thanh toán thấp.Với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng: Đánh giá doanh nghiệp đó có khả năng trả các món nợ khi tới hạn không. Từ đó, xem xét đưa ra các quyết định đầu tư, hợp tác, cho vay để tránh rủi ro cao nhất.
Công thức tính khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu,trái phiếu). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
Hoặc có thể được tính như sau:
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn
Theo công thức này, hàng tồn kho ở đây là hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán, vật tư chưa thể bán nhanh, hoặc khấu trừ, đối lưu ngay được, nên chưa thể chuyển thành tiền ngay được. Và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh phải lưu ý một số điểm:
Thứ nhất, công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán “không dùng tiền” của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hoặc xuất đối lưu; chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào cũng được lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp.
Thứ hai, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.
Căn cứ vào hai điểm bất cập trên, hiện nay nhiều công ty đã thay đổi một chút cách tính toán khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản tương đương tiền) / (Nợ tới hạn + Nợ quá hạn)
Ró ràng công thức này phản ánh được chính xác hơn khả năng trả nợ ngay của một doanh nghiệp. Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Công thức tính khả năng thanh toán nhanh”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu trích lục quyết định ly hôn; giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ mới hiện nay
- Công ty không thanh toán chế độ dưỡng sức sau sinh, phải làm sao?
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán theo thông tư 107
Câu hỏi thường gặp
Chỉ số thanh toán nhanh được nhiều chuyên gia phân tích tài chính nhận định rằng chỉ mang tính chất tương đối khắt khe nếu đem chúng đi so sánh với hệ số thanh toán hiện thời. Nếu như bạn đã nắm rõ được công thức của hệ số thanh toán nhanh thì chắc hẳn phải biết rằng, đơn vị của hệ số này được tính dựa trên công thức tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, trong công thức hệ số thanh toán nhanh đã loại trừ đi yếu tố hàng tồn kho nên đã có rất nhiều người áp dụng công thức này trong quá trình thực hiện đầu tư tài chính của mình.
Hàng tồn kho không được đưa vào công thức tính hệ số thanh toán nhanh là bởi vì tính thanh khoản của chúng khá cao và cũng giống như các chi phí trả trước vậy.
– Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp
– Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
– Hệ số khả năng thanh toán tức thời
– Hệ số khả năng thanh toán nợ vay trong thời gian dài (Nợ dài hạn)
– Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phải trả
Việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với không chỉ bản thân doanh nghiệp đó, mà còn giúp các nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng,… đưa ra được các quyết định đầu tư, cho vay phù hợp.
Với bản thân doanh nghiệp:
So sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn. Từ đó, đưa ra các chính sách phù hợp để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính hiện tại như đầu tư, huy động vốn, mở rộng quy mô,…
Với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng:
So sánh giữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp với toàn ngành, với các thời điểm trong quá khứ, từ đó đưa ra các quyết định hợp tác, đầu tư phù hợp.