Giao dịch dân sự là một trong những phương thức không thể thiếu cho các cá nhân; pháp nhân hay hộ gia đình và các tổ hợp tác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với mục đích để nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch dân sự; Bộ luật Dân sự Việt Nam đã quy định cụ thể và chi tiết các biện pháp bảo đảm cho giao dịch dân sự, trong đó có biện pháp bảo lãnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ lắm về biện pháp bảo lãnh trong giao dịch dân sự; để biết thêm thông tin về biện pháp bảo lãnh, mời bạn tham khảo bài viết “ Phân tích các quy định pháp luật về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” dưới đây của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay em thấy có rất nhiều trường hợp bảo lãnh trong các giao dịch dân sự; vậy luật sư có thể làm rõ hơn về các quy định về biện pháp bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự được không ạ?. Em cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo lãnh trong BLDS năm 2015
Điều 335 BLDS 2015 định nghĩa: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh); cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh); sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh); nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Từ nghĩa vụ bảo lãnh có thể sẽ là cơ sở để làm phát sinh các nghĩa vụ khác; ví dụ, nghĩa vụ hoàn lại giữa những người đồng bảo lãnh cho người bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ; hay nghĩa vụ hoàn trả của người được bảo lãnh với người bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh là loại nghĩa vụ có điều kiện theo cách quy định của BLDS 2015 hiện hành
Phạm vi và cách thức bảo lãnh
Theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015); thì phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh là cam kết bảo lãnh một phần; hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Đồng thời, nhiều người có thể cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ; trong trường hợp đó, người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ; thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh; trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
Pháp luật dân sự quy định, nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt; tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, các bên bảo lãnh không được từ chối việc trả các khoản tiền phát sinh; nếu hợp đồng có thoả thuận về các khoản tiền trên. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản; để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh.
BLDS năm 2015 đã quy định rõ về các quyền và nghĩa vụ của các bên; trong quan hệ bảo lãnh trong các Điều 337: Thù lao; Điều 339: Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh; Điều 340: Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh…
– Nghĩa vụ bảo lãnh sẽ phát sinh khi bên được bảo lãnh không thực hiện; hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Khi đó, nếu giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh; không có thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ thay; khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình; thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đó.
– Khi bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh; thì giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả. Bên bảo lãnh sẽ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình; và trong phạm vi mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận riêng khác; thì quyền được yêu cầu tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Hệ quả pháp lý của bảo lãnh
Bảo lãnh có các hệ quả pháp lý như: miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh và chấm dứt bảo lãnh; được quy định tại các Điều 341, Điều 342, Điều 343 BLDS 2015.
– Khi bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh; thì bên cạnh bên bảo lãnh được miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh; mà nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trước bên nhận bảo lãnh cũng được miễn; Bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện phân nghĩa vụ cho một người; trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh; Khi bên bảo lãnh được một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho việc thực hiện nghĩa vụ với họ; thì quan hệ bảo lãnh chỉ chấm dứt giữa người bảo lãnh; và bên nhận bảo lãnh đã miễn cho họ. Do đó, nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh với những người nhận bảo lãnh còn lại; vẫn phát sinh và phải thực hiện.
– Nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh với bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện; thực hiện không đúng hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận bảo lãnh. Lúc này thì nghĩa vụ sẽ được chuyển sang cho bên bảo lãnh.
– Nghĩa vụ được bảo lãnh có thể chấm dứt vì nhiều lý do khác nhau; như khi bên được bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ này; việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; khi bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh cho bên được bảo lãnh; hoặc trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. Các bên có thể thỏa thuận về việc nếu bên nhận bảo lãnh vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào của mình; theo bảo lãnh thì sẽ dẫn tới việc chấm dứt bảo lãnh.
Như vậy, tuỳ thuộc vào diễn tiến các trường hợp của hợp đồng được bảo lãnh; thì nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ được miễn hoặc phát sinh; hoặc chấm dứt theo các quy định trên của pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Phân tích các quy định pháp luật về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Cách xin giấy nghỉ bệnh; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất thổ cư
- Đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất
- Cách xin giấy nghỉ bệnh
- Chi phí tách thửa đất nông nghiệp là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Điều 335 BLDS 2015 định nghĩa: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Điều 335 BLDS 2015 quy định:
1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Điều 339 BLDS 2015 quy định:
1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.