Chào Luật sư, trước đây khi kết hôn với chồng tôi toi có nhập khẩu vào nhà chồng. Tuy nhiên trong quá trình chung sống tôi và chồng hay cãi nhau, không còn tìm được tiếng nói chúng nữa. Nay chúng tôi đưa đến quyết định ly hôn. Vậy tôi Có khẩu tại nhà chồng nhưng ly hôn có bị mất khẩu không? Sau ly hôn bao lâu thì thực hiện việc tách khẩu khỏi nhà chồng. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Quy định về tách hộ khẩu được quy định tại Luật Cư trú. Có khẩu tại nhà chồng nhưng ly hôn có bị mất khẩu không? Để giải đáp thắc mắc này của bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
Căn cứ pháp lý
Tách sổ hộ khẩu là gì?
Tách hộ khẩu được hiểu là một thành viên có tên trong hộ khẩu đăng ký thường trú làm thủ tục xóa tên trong hộ khẩu đó (xóa đăng ký thường trú) và thực hiện quy trình đăng ký hộ khẩu mới (tại cùng một chỗ hợp pháp đó).
Từ đó, kết quả của việc tách hộ khẩu là để hình thành một hộ khẩu mới bên trong có đầy đủ các thông tin của người được tách hộ khẩu.
Nếu tách hộ khẩu chỉ có một người thì người đó sẽ đứng tên và làm chủ hộ. Nếu có nhiều hơn một người đăng ký chung một hộ khẩu thì họ sẽ tự đưa ra thỏa thuận ai đứng tên làm chủ hộ.
Ví dụ: Ông A và bà B có một con trai là C, ban đầu 3 người chung một hộ khẩu. Tuy nhiên, khi anh C lấy vợ là D, hai người C và D muốn tách hộ khẩu mới mặc dù vẫn ở chung với A và B thì C và D sẽ làm thủ tục tách khẩu.
Có khẩu tại nhà chồng nhưng ly hôn có bị mất khẩu không?
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc các địa điểm bị cấm đăng ký thường trú mới theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.
Hiện hành, theo điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định: Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2006 mà muốn tách hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
Như vậy, điều kiện để được tách hộ khẩu trong trường hợp sau ly hôn tại Luật Cư trú 2020 đã được cắt giảm so với hiện hành. Cụ thể, từ ngày 01/7/2021, việc tách hộ sau khi ly hôn sẽ không cần sự đồng ý bằng văn bản của vợ/chồng.
Hồ sơ, thủ tục tách hộ khẩu hiện nay ra sao?
Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú; trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ; chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp; trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ; tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:
– Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ tách hộ theo quy định đến cơ quan đăng ký cư trú;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định; cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tách sổ hộ khẩu cần những giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Cư trú; trường hợp Tách hộ khẩu cần những giấy tờ gì được luật quy định như sau:
“ 2. Hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú; trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ; chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp; trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú; giấy tờ; tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.”
Từ quy định trên và các nội dung hướng dẫn; có thể thấy; để tách hộ cần các loại giấy tờ sau:
– Sổ hộ khẩu;
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA của Bộ Công an
– Văn bản đồng ý của chủ hộ cho tách sổ hộ khẩu nếu không thuộc trường hợp ngoại trừ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu nhận xét của chi bộ trong lý lịch của người xin vào đảng
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Kịch bản sinh hoạt chi bộ mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có khẩu tại nhà chồng nhưng ly hôn có bị mất khẩu không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu quy hoạch xây dựng, tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ với giấy tờ cần thiết thì đối với trường hợp là thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ xin tách sổ hộ khẩu tại Công an xã, phường, thị trấn. Ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thì thủ tục được thực hiện tại Công an huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 25 Luật cư trú thì Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Sổ hộ khẩu
+ phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
+ giấy chứng minh nhân dân/ giấy khai sinh;
+ CMND của người mẹ;
+ Giấy chứng tử của người chồng