Xin chào Luật Sư ! Tôi và chồng kết hôn với nhau đã 15 năm. Khoảng 4 năm trước anh ấy ngoại tình và có con với người phụ nữ khác. Giờ người vợ bé này đòi chia tài sản của chồng tôi. Vậy quy định của pháp luật về trường hợp này như thế nào? Vợ bé có được chia tài sản không? XIn chào bạn, để trả lời những thắc mắc trên của bạn mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết : “Vợ bé có được chia tài sản không ?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Chưa ly hôn mà muốn chia tài sản có được không?
Vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền thoả thuận phân chia một phần; hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng dựa trên sự thoả thuận và phải được lập thành văn bản. Văn bản thoả thuận phải được công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng; hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp hai vợ chồng bạn không thể thoả thuận; thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết theo quy định tại Khoản 1, Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014; Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình.
Văn bản chia tài sản chung của vợ chồng bạn phải có những nội dung chính sau đây:
- Thông tin của vợ, chồng ;
- Phần tài sản chia (cần được mô tả rõ);
- Phần tài sản chung còn lại không chia;
- Thời điểm chia và có hiệu lực;
- Các nội dung khác (nếu có);
Văn bản thoả thuận chia tài sản của vợ chồng bạn cần ghi rõ ngày, tháng, năm và có đủ chữ ký của hai vợ chồng và để bảo đảm hiệu lực và giá trị pháp lý vợ chồng bạn nên yêu cầu công chứng, chứng thực đối với thoả thuận của mình theo quy định.
Vợ bé có được chia tài sản không ?
Theo quy định, người vợ bé của chồng chị chỉ có thể yêu cầu đòi chia tài sản khi chứng minh được đó là tài sản chung của chồng chị và người vợ bé đó. Theo quy định tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì để đáp ứng điều kiện là tài sản chung của vợ chồng thì đầu tiên người vợ bé đó phải chứng minh quan hệ hôn nhân với chồng chị là hợp pháp, hai người có đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này, hôn nhân không được xem là hợp pháp nên không gọi là tài sản chung của vợ chồng.
Nếu xét ở khía cạnh tài sản thuộc sở hữu chung thông thường thị người vợ bé đó phải chứng minh được công sức đóng góp trong khổi tài sản chung đó hoặc có đứng tên đồng sở hữu chung với chồng chị thông qua hình thức tặng cho, mua bán,…
Như vậy, nếu xét về cả hai khía cạnh thì người vợ bé nếu không chứng minh được công sức đóng góp hoặc chứng minh được sở hữu chung thông qua chuyển nhượng với chồng chị thì không thể yêu cầu chia tài sản với chồng chị được.
Nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn
Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:
– Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết.
– Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
…
Có quyền chia tài sản cho vợ bé hay không?
Theo quy định của pháp luật, khối tài sản (ba mảnh đất) này là tài sản chung của bạn và người vợ cả. Nếu người vợ cả đã mất; thì một nửa khối tài sản này thuộc quyền sở hữu của bạn; một nửa còn lại là di sản thừa kế của người vợ cả. Nếu vợ cả không có di chúc, thì phần di sản này được chia theo pháp luật.
Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, hàng thừa kế được quy định như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
…”
Như vậy, bạn chỉ có quyền chia tài sản trong phạm vi một nửa khối tài sản chung; và phần tài sản mà bạn được thừa kế từ di sản của người vợ cả.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Vợ bé có được chia tài sản không ? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; Thành lập công ty , tạm dừng công ty; giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Quyết định ly hôn có hiệu lực khi nào?
- Kiêm nhiệm là gì ?
- Bán trà đá vỉa hè có phải nộp thuế?
- Tên xấu có đổi được không?
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn đang có vợ mà yêu người khác mà không có hành vi kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người đó thì bạn không vi phạm pháp luật mà mới chỉ là vi phạm đạo đức xã hội mà thôi. Tuy nhiên, nếu bạn đang có vợ mà yêu và chung sống như vợ chồng với người đó thì bạn đã vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình.
Chồng bạn và người phụ nữ kia có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu việc sống chung như vợ chồng gây ra hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.