Chào Luật sư, từ trước đến nay tôi có biết sổ hộ khẩu. Tuy nhiên sổ hộ tịch thì tôi không biết. Sổ hộ tịch có phải là tên khác của sổ hộ khẩu hay không? Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định của pháp luật? Hai loại sổ này có gì khác nhau? Hai loại sổ này có được sử dụng với tác dụng giống nhau hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu là hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng, gắn liền với mỗi người dân. Vậy sổ hộ tịch là gì? Ai là người quản lý sổ hộ tịch? Có sự khác nhau giữa sổ hộ tịch và sổ hộ khẩu không? Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Sổ hộ tịch là gì?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Luật hộ tịch năm 2014 có định nghĩa như sau:
‘Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.
Sổ hộ khẩu là gì?
Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú,cấp sổ hộ khẩu cho họ
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân
Như vậy, căn cứ các quy định của pháp luật đã nêu ở trên, sổ hộ khẩu là cơ sở pháp lý xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân.
Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định của pháp luật?
Sổ hộ tịch là sổ ghi nhận sự kiện pháp lý của một người từ khi sinh ra đến khi mất đi. Sổ hộ tịch sẽ do cán bộ tư pháp – hộ tịch của UBND xã, phường, thị trấn; UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Sổ hộ khẩu là sổ ghi nhận lại số người có trong một hộ gia đình, làm căn cứ ghi nhận các thông tin hộ tịch của cá nhân. Nội dung cơ bản của sổ hộ khẩu bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD, quan hệ với chủ hộ, …. Sổ hộ khẩu hiện nay do hộ gia đình tự lưu trữ và bảo quản, trường hợp có mất hoặc hỏng hoặc rách, nát, … thì có quyền yêu cầu bộ phận tư pháp hộ tịch tại UBND nơi thường trú cấp lại sổ.
Sổ hộ khẩu photo công chứng có thời hạn bao lâu?
Trước tiên; cần phải khẳng định; hiện nay; chưa có văn bản nào quy định về thời hạn của sổ hộ khẩu công chứng từ bản chính hay bản sao được cấp từ sổ gốc.
Tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:
– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Tuy nhiên; trong thực tiễn; bản sao được xác định thời hạn theo thời hạn của giấy tờ được sử dụng để chứng thực; cụ thể:
– Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm; bằng cử nhân; bằng lái xe hạng A1; A2… có giá trị vô hạn; trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi; hủy bỏ.
– Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng); Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng); Chứng minh nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.
Theo đó; bản sao Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng. Song; thông thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận bản sao chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc trong vòng 03 – 06 tháng để đảm bảo tính cập nhật; xác thực của Sổ hộ khẩu.
Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch hiện nay thế nào?
Theo quy định tại Điều 28 và khoản 1 Điều 47 Luật Hộ tịch thì trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc được áp dụng thống nhất cho cả cấp huyện và cấp xã, cụ thể như sau:
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Có thể bạn quan tâm
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Facebook có được kiện không?
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
- Hành vi lừa đảo việc làm qua mạng bị xử lý như thế nào theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Sổ hộ tịch có phải sổ hộ khẩu không theo quy định của pháp luật?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bước 1– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2– Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn (nếu là xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh) để làm thủ tục điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và hẹn công dân thời gian trả kết quả.
Bước 3– Nhận lại sổ hộ khẩu (đã điều chỉnh) tại trụ sở Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
Sau khi xin được đơn xin cấp lại sổ hộ khẩu bị mất thì tùy vào từng tỉnh, mà lệ phí sẽ quy định khác nhau cho việc cấp lại sổ hộ khẩu.
Sổ hộ khẩu và sổ hộ tịch khác nhau căn bản là về nội dung ghi nhận, chủ thể lưu trữ dữ liệu và trình tự, thủ tục bổ sung, thay đổi các nội dung ghi nhận. Căn cứ vào các yếu tố trên để đưa ra sự phân biệt cơ bản giữa hai loại sổ này, tránh nhầm lẫn khi thực hiện các thủ tục hành chính.