Ngày 25 tháng 10 năm 2021, thay mặc Ban Chấp hành Trung ương; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Theo nhận định ban đầu ta thấy được Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm đã có nhiều sự thay đổi, bổ sung hơn so với quy định cũ; nhằm nâng cao tinh thần; trách nhiệm làm việc của mỗi người Đảng viên trong công cuộc phục vụ cho xã hội; và đất nước.
Vậy Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương này có hiệu lực từ bao giờ? Để làm rõ vấn đề này; mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 37-QĐ/TW | Loại văn bản: | Quy định | |
Nơi ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng | |
Ngày ban hành: | 25/10/2021 | Ngày hiệu lực: | 25/10/2021 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 10 năm 2021.
Kể từ ngày có hiệu lực, Quy định này thay thế Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về những điều đảng viên không được làm.
Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến nội dụng của các văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW năm 2021 thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành.
- Công văn 7608/BGTVT-TCCB năm 2021 thực hiện kết luận của Ban Bí thư về xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Kết luận 09-KL/TW năm 2021 về xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
- Hướng dẫn 02-HD/BTCTW năm 2021 về tiêu chí, quy trình rà soát, phát hiện, giáo dục, giúp đỡ, sàng lọc, đưa đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng do Ban Tổ chức Trung ương ban hành.
Nội dung cơ bản của Quy định số 37-QĐ/TW
Quy định số 37-QĐ/TW chính thức thay thế Quy định số 47-QĐ/TW sau 10 năm thực hiện. So với Quy định 47-QĐ/TW; Quy định 37-QĐ/TW vẫn giữ nguyên tổng số Điều là 19; và nhất quán về quan điểm luôn phải đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ, vai trò tiên phong gương mẫu và phẩm chất đạo đức của người đảng viên. Đồng thời, Quy định mới kế thừa cơ bản những nội dung còn phù hợp; bổ sung những nội dung mới để phù hợp hơn với giai đoạn hiện nay.
Nội dung sửa đổi; bổ sung là những vấn đề cốt lõi; quan trọng về rèn luyện tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ; đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII của Đảng; của Hiến pháp năm 2013; những nội dung mới trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã ban hành trong thời gian qua; nhất là các Nghị quyết trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận của Trung ương khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Các điểm mới nổi bật của Quy định số 37-QĐ/TW:
Điểm mới đầu tiên: Việc chuyển một số nội dung của 2 điều trong Quy định 47-QĐ/TW vào nội dung của các điều khác và từ đó thêm 2 điều mới.
Điểm mới thứ hai: Bổ sung thêm 2 điều mới, đó là Điều 3 và Điều 13.
Điều 3 quy định Đảng viên không được: “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; “tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”.
Tại Điều 13, Đảng viên không được: “Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác”.
Điểm mới thứ ba: Quy định số 37-QĐ/TW đã bổ sung vào một số điều so với Quy định 47-QĐ/TW, như bổ sung vào Điều 9 là không được: “Sử dụng văn bằng; chứng chỉ; chứng nhận giả; không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định”.
Bổ sung vào Điều 11 là cấm đảng viên “Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”
Điểm mới thứ tư: Quy định số 37-QĐ/TW đã thay đổi thứ tự một số điều so với Quy định 47-QĐ/TW. Điều 1 quy định không được “Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.”
Điều 2 “Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức quần chúng được Đảng; Nhà nước giao nhiệm vụ khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.” Và Điều 3 là quy định mới. Ở đây có sự thay đổi thứ tự cho phù hợp; không theo thứ tự như Quy định 47-QĐ/TW; đồng thời được sắp xếp lại từ việc cấm những điều ảnh hưởng đến sinh mệnh của toàn Đảng; đất nước trước; sau đó đi vào những điều cụ thể.
Điểm mới thứ năm: Về hình thức văn bản và lối diễn đạt. Hình thức văn bản trong Quy định số 47-QĐ/TW; mục thứ nhất về những điều đảng viên không được làm không ghi rõ các điều. Nhưng Quy định số 37-QĐ/TW, Mục I: Những điều đảng viên không được làm; đã quy định rất rõ các điều từ Điều 1 đến Điều 19; đồng thời có sự biên tập lại một số điều cho chặt chẽ hơn.
Như tại Điều 1 của Quy định số 47-QĐ/TW nói đảng viên không được nói; làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng…. Còn trong Quy định số 37-QĐ/TW không chỉ cấm đảng viên không được nói và làm trái; mà đảng viên không được viết trái (nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng; nghị quyết; chỉ thị; kết luận; quy định; quy chế; quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép).
Tải xuống Quy định số 37-QĐ/TW
Quý đọc giả có thể xem trước và tải Quy định số 37-QĐ/TW tại đây:
Mời bạn xem thêm
- Cách ghi ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị
- Mẫu 3-213 nhận xét đảng viên nơi cư trú mới hiện nay
- Đảng viên dự bị có được bỏ phiếu không?
- Tờ trình mất thẻ đảng viên viết như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định số 37-QĐ/TW có hiệu lực từ bao giờ?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân,Xác nhận tình trạng hôn nhân để làm gì? hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Quy định số 37-QĐ/TW Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm sẽ điều Đảng viên không được làm sẽ tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm của Đảng viên mà có các hình thức xử phạt từ nhẹ đến nặng:
Đối với Đảng viên chính thức:
– Khiển trách.
– Cảnh cáo.
– Cách chức.
– Khai trừ.
Đối với đảng viên dự bị:
– Khiển trách.
– Cảnh cáo.
Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; “tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng.
Trong đó Đảng viên không được các hành vi sau đây:
– Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết định, kết luận của Đảng. Phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, hoài nghi; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, đòi thực hiện “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng”, đòi “phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”…; giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm, không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng. Thâu tóm quyền lực, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân. Cơ hội, vụ lợi, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể. Chạy theo mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn để thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng và đất nước.
– Đoàn kết xuôi chiều, nể nang, né tránh, ngại va chạm, im lặng, không đấu tranh hoặc phụ họa theo ý kiến, quan điểm sai trái, lệch lạc; bao che, giấu diếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức; không bảo vệ nhân tố tích cực, cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
– Độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, không tôn trọng ý kiến của tập thể. Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị. Không gần gũi, tôn trọng, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp tại cơ quan, đơn vị và của quần chúng nhân dân; không giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.
– Có hành vi mê tín dị đoan, rải, đốt đồ mã (tiền, vàng, bạc, phương tiện, vật dụng, hình người, động vật,…) với số lượng lớn, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, cháy, nổ…
– Bao che, tiếp tay cho các hoạt động mê tín, dị đoan. Xem số, xem bói, yểm bùa, trừ tà và những việc mê tín dị đoan khác (tin vào thần linh, ma quỷ, những việc không có thật do tin đồn nhảm nhí mà có); hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói.
– Tổ chức, tham gia hoặc vận động, ủng hộ cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây dựng đền, chùa, miếu thờ, điện thờ, nơi thờ tự của các tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
+ Trực tiếp ủng hộ hoặc vận động tổ chức, cá nhân khác ủng hộ dưới mọi hình thức cho các hoạt động tôn giáo trái quy định. Lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
+ Tổ chức, vận động, lôi kéo, xúi giục, mua chuộc, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra hoặc các hoạt động do các tôn giáo tổ chức khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.