Độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu tuổi? Nếu kết hôn sớm thì bị xử phạt như thế nào ? Những trường hợp người mẹ chưa đủ 18 tuổi đăng ký kết hôn thì có làm thủ tục khai sinh cho con được không? Để trả lời cho những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết: ” Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có làm giấy khai sinh cho con được không? ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Trẻ em năm 2016
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
- Nghị định 82/2020/ND-CP
Độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu tuổi?
Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn cụ thể như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Như vậy, đối với nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên và từ đủ mười tám tuổi đối với nữ nếu đăng ký kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Nếu kết hôn sớm thì bị xử phạt như thế nào ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Dẫn chiếu đến Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Như vậy, khi bạn chưa đủ tuổi kết hôn gia đình bạn muốn tổ chức đám cưới trước cho hai con rồi sau đó mới đăng ký kết hôn sau. Hành vi của gia đình bạn khi tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn; được xem là hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn. Mức xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn tùy thuộc và tính chất; mức độ của hành vi thì gia đình bạn; và gia đình chồng sắp cưới của con gái bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Kết hôn sớm có bị xử phạt vi phạm hành chính ?
Tảo hôn không đơn thuần là không đủ điều kiện để kết hôn mà là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Hành vi cưỡng ép kết hôn bị xử phạt vi phạm hành chính; tổ chức tảo hôn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Cụ thể, theo Điều 58 Nghị định 82/2020/ND-CP quy định xử phạt về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:
“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”
Như vậy, theo quy hiện hiện hành; hành vi liên quan đến tảo hôn có thể bị xử phạt tối đa lên đến 5.000.000 đồng.
Kết hôn sớm có bị xử lý trách nhiệm hình sự ?
Bên cạnh việc xử lý hành chính, đối với một số tường hợp; hành vi này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, tại Điều 183 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:
“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
Như vậy, quy định pháp luật về tảo hôn nêu rõ hành vi tổ chức tảo hôn khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sẽ tiến hành lập biên bản; và xử lý vi phạm hành chính; một số trường hợp khi đủ yếu tố cấu thành sẽ truy cứu về trách nhiệm hình sự.
Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có làm giấy khai sinh cho con được không ?
Quyền được khai sinh của trẻ em
Theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015; cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định, trẻ em có quyền được khai sinh; khai tử, có họ, tên, quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khai sinh là quyền của trẻ em, không phân biệt trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh nào; kể cả việc người mẹ chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn.
Thủ tục đăng ký khai sinh khi người mẹ chưa đủ tuổi kết hôn
Trường hợp người mẹ chưa đăng ký kết hôn thì khi đăng ký khai sinh trên giấy khai sinh của con sẽ chỉ ghi tên người mẹ.
Nếu người cha muốn ghi tên trên giấy khai sinh bé thì phải làm thủ tục nhận cha con tại UBND cấp xã; phường, thị trấn nơi cư trú của mẹ hoặc cha. UBND cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh; và nhận cha cho con theo Điều 16, Điều 25 Luật Hộ tịch 2014; Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “ Mẹ chưa đủ tuổi kết hôn thì có làm giấy khai sinh cho con được không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Fake biển số màu xanh bị phạt như thế nào?
- Xem phim 18+ có bị phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù việc kết hôn dù là chưa đủ tuổi theo sự tự nguyện của hai bên nam và nữ. Tuy nhiên, việc tảo hôn lại đem đến những hệ lụy lớn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả xã hội trong tương lai. Cụ thể:
– Đối với sức khỏe
– Đối với tinh thần
– Về môi trường giáo dục
– Về kinh tế
– Về xã hội
– Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
– Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.