Ở các thành phố lớn, việc gặp đèn đỏ khi tham gia giao thông là vô cùng phổ biến. Tuy nhiên thay vì dừng lại đợi hết đèn đỏ, nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông lại quyết định tìm cho mình một hướng đi khác. Vậy theo quy định của pháp luật, gặp đèn đỏ có được phép quay xe không? Hãy cùng Luật sư X đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Gặp đèn đỏ có được phép quay xe không?
Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ ban hành kèm Thông tư 54/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, ý nghĩa của đèn tín hiệu được quy định như sau:
– Tín hiệu xanh: cho phép đi.
– Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
– Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Như vậy, khi gặp đèn tín hiệu màu đỏ thì phương tiện giao thông sẽ có nghĩa vụ dừng trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu chiều đi.
Nếu muốn quay đầu xe, các phương tiện sẽ phải đi qua vạch dừng xe hoặc đi qua đèn tín hiệu để có thể quay đầu lại. Vì thế, thông thường khi gặp đèn đỏ các phương tiện không được quay đầu xe.
Nếu vẫn cố tình quay đầu sẽ bị xử phạt lỗi vượt đèn đỏ, mức phạt đối với ô tô là 04 – 06 triệu đồng, xe máy là 800.000 – 01 triệu đồng, đồng thời người điểu khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ mà khi gặp đèn đỏ lái xe được phép quay đầu.
Khi nào gặp đèn đỏ được quay đầu xe?
Trong một số trường hợp, khi gặp đèn đỏ tài xế được phép quay đầu:
– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
– Có đèn xanh báo hiệu cho phép quay đầu được lắp đặt kèm theo;
– Có biển báo hiệu cho phép các xe quay đầu được lắp đặt kèm theo;
– Có lắp đặt tiểu đảo để phân luồng cho phép các xe quay đầu trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.
Tuy vậy, khi quay đầu xe, tài xế cần tuân thủ các nguyên tắc sau (Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008):
– Có tín hiệu trước khi quay đầu, giảm tốc độ;
– Nhường quyền đi trước cho những đối tượng đặc biệt trên phần đường của họ (người đi bộ, đi xe đạp…) và phải quan sát;
– Đối với khu dân cư thì chỉ được quay đầu xe nơi có đường giao nhau, có biển báo cho phép quay đầu xe;
– Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Người lái xe cần ghi nhớ kỹ những nguyên tắc này để tránh bị phạt và đảm bảo tham gia giao thông an toàn cho bản thân và cho người khác.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 trường hợp đèn đỏ được phép rẽ phải theo quy định của pháp luật
- 3 trường hợp đèn đỏ được đi thẳng theo quy định của pháp luật
- 2 trường hợp đèn đỏ được phép rẽ trái theo quy định của pháp luật
- Đèn xanh không đi có bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Gặp đèn đỏ có được phép quay xe không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo đó, khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định; tín hiệu đèn giao thông có 03 màu:
– Tín hiệu xanh là được đi;
– Tín hiệu đỏ là cấm đi;
– Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ; chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Điểm đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:
“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;”
Như vậy, hành vi dừng xe chờ đèn đỏ nơi có bóng mát có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
Với lỗi không đội mũ bảo hiểm, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Nếu chở người trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm; hoặc đội mà không cài quai theo quy định sẽ bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng.