Người dân thường bị cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi tham gia giao thông hoặc bị nộp phạt nguôi. Nhưng nếu bị xử phạt vi phạm giao thông sai thì phải làm thế nào? Khi không đồng ý với quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông (CSGT); và có căn cứ cho rằng việc cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là xâm phạm quyền lợi của mình, bạn có quyền khiếu nại. Trình tự khiếu nại sẽ được Luật sư X hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Khiếu nại quyết định xử phạt
Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông là việc bạn tiến hành đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định; hành vi xử phạt vi phạm giao thông đối với bạn; khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật; xâm lại quyền, lợi ích của bạn.Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định:
“Khiếu nại là việc công dân; cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định. đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính;hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước;hoặc quyết định kỷ luật cán bộ; công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật; xâm phạm quyền; lợi ích hợp pháp của mình.”
Bị xử phạt sai nên làm gì ?
Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời mời vào xử phạt; nếu bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm thì có thể tiến hành giải trình.
Tuy nhiên; nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại ,khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án
Khiếu nại
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính. Nếu bạn thấy biên bản xử phạt vi phạm giao thông là trái luật thì bạn có thể thực hiện khiếu nại về vấn đề này.
Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì bạn cũng không bị xử phạt.
Đồng thời:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm của bạn sẽ gây hậu quả khó khắc phục; thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định.
Hình thức khiếu nại xử phạt
Khoản 1, 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định về hình thức khiếu nại thì khi bị xử phạt vi phạm giao thông mà muốn khiếu nại thì bạn được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Cách 1
Bạn có thể thực hiện khiếu nại bằng đơn,trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ
Cách 2
Bạn đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn bạn viết đơn khiếu nại; hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản; và yêu cầu bạn ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; trong đó ghi rõ nội dung như trường hợp bạn thực hiện khiếu nại bằng đơn.
Lưu ý: Đơn khiếu nại phải do chính bạn ký tên hoặc điểm chỉ.
Thủ tục khiếu nại xử phạt
- Với khiếu nại lần đầu được tiến hành qua các bước sau:
– Xác minh nội dung khiếu nại
– Tổ chức đối thoại
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
– Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho bạn; thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại; hoặc người có thẩm quyền, người có quyền; nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Với Khiếu nại lần hai
Trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà bạn không đồng ý; thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai; thì bạn phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Thời gian khiếu nại xử phạt
Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời gian khiếu bại quyết định 90 ngày được tính từ ngày
- Nhận được quyết định hành chính.
- Hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp bạn không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Chú ý
Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết như; Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;… tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.
Như vậy, khi thấy quyết định xử phạt vi phạm giao thông của CSGT không đúng; bạn tới trụ sở Đội, Phòng CSGT nơi lập biên bản để đưa ra căn cứ chứng minh mình không vi phạm. Trường hợp người vi phạm có đầy đủ chứng cứ thì cán bộ; chiến sỹ CSGT lập biên bản phải chịu trách nhiệm, xin lỗi người vi phạm.
Khởi kiện
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
Bạn có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án
Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn, trường hợp gửi đơn qua bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Hồ sơ khởi kiện
Khi nộp đơn khởi kiện, bạn cần chuẩn bị:
- Đơn khởi kiện;
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của bạn;
- Bản chính quyết định xử phạt…;
- Bản chính quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
- Giấy uỷ quyền (nếu bạn cử người đại diện);
- Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có chứng thực hợp pháp);
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);
Chú ý: Nếu nộp trực tiếp thì cần liên hệ trước với Tòa án để biết lịch nhận đơn khởi kiện cụ thể. Nếu nộp qua bưu điện thì phải ghi rõ nội dung gửi là đơn khởi kiện về việc gì và lưu giữ biên lai gửi đơn khởi kiện;
Xem thêm: Xử phạt đua xe trái phép
Trên đây là tư vấn của luật sư X , chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hành chính hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bạn nên khiếu nại bảo vệ quyền lợi của mình. Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định; hành vi xử phạt vi phạm giao thông đối với bạn; khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật; xâm lại quyền, lợi ích của bạn.
Thời hiệu thường là 90 ngày được tính từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được quyết định hành chínT
Hồ sơ khởi kiện gồm
Khi nộp đơn khởi kiện, bạn cần chuẩn bị:
Đơn khởi kiện;
Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của bạn;
Bản chính quyết định xử phạt…;
Bản chính quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);
Giấy uỷ quyền (nếu bạn cử người đại diện);
Bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có chứng thực hợp pháp);
Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);