Chào luật sư, Tôi có bán một hàng nước nhỏ ở ven đường. Hôm trước, khi tôi đang ngồi bán hàng thì có hai thanh niên dắt một chiếc xe máy bảo là hết xăng mà; nói là cho để nhờ. Tôi thấy nghi ngờ, nên đã nói chuyện hỏi han; một lúc sau cậu thanh niên thứ hai mới thì thầm với tôi; đây là xe ăn trộm mà có, hỏi tôi có mua không bán rẻ cho tôi. Tôi từ chối và định gọi cho công an; nhưng bị phát hiện. Hai thanh niên đe dọa tôi nếu nói ra sẽ không để tôi bán hàng yên ổn . Vậy luât sư cho tôi hỏi, tôi có phạm tội che dấu tội phạm không? Che dấu tội phạm bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật? Mong luật sư giải đáp
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X xin phép được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Tội che dấu tội phạm là gì?
Theo điều 389, Bộ luật hình sự 2017 quy định Tội che giấu tội phạm là hành vi của người nào không hứa hẹn trước; mà che giấu một trong các tội phạm quy đinh tại Điều 389 Bộ luật hình sự; nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 18 của Bộ luật hình sự.
Như vậy, theo thông tin mà bạn cung cấp; thì có thể bạn đã phạm vào Tội che giấu tội phạm.
Che dấu tội phạm bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật?
Cấu thành tội phạm của tội che giấu tội phạm
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của Tội che giấu tội phạm có thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Cụ thể độ tuổi của Tội che giấu tội phạm là từ đủ 16 tuổi trở lên.
Người che giấu tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự; trong những trường hợp được Bộ luật Hình sự quy định trong phần các tội phạm.
Khách thể của tội phạm:
Người phạm tội có hành vi vi phạm liên quan đến tội che giấu tội phạm; sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động, công việc; và quá trình làm việc của cơ quan chức năng. Cụ thể là cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện các hành vi phạm tội; điều tra lấy cơ sở để định tội và thực hiện các biện pháp xử lý tội phạm. Điều này dẫn tới an ninh trật tự xã hội bị ảnh hưởng rất nhiều.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật; những vẫn làm.
Mặt khách quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi tội phạm không hứa hẹn từ trước. Do đó, việc người có hành vi vi phạm tội che giấu tội phạm chỉ biết sau khi người có hành vi vi phạm pháp luật thực hiện hành vi phạm tội
Người có hành vi vi phạm pháp luật phạm tội che giấu tội phạm có những hành vi che giấu, giấu diếm cho người phạm tội; bằng các hành vi như thu xếp chỗ ở, sinh hoạt, giúp đỡ người phạm tội trong quá trình lẩn trốn cơ quan chức năng, trốn tránh pháp luật. Bên cạnh giúp đỡ về chỗ ẩn náu, người phạm tội che giấu tội phạm còn giúp họ cất giấu phương tiện phạm tội, làm mất đi hết những dấu vết phạm tội. Hay có những hành vi khác làm cho cơ quan điều tra gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát hiện và điều tra tội phạm.
Che dấu tội phạm bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật?
Điều 389 Bộ luật hình sự quy định 02 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
Khung 1
Người nào không hứa hen trước mà che giấu một trong các tôi phạm quy đinh tại điều sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 18 của Bộ luât này, thì phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phat tù 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều từ Điều 108 đến Điều 121 về các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Điều 123 (tội giết người); Điều 141, các khoản 2, 3 và 4 (tội hiếp dâm); Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các khoản 2 và 3 (tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các khoản 2 và 3 (tội mua bán người);
c) Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);
d) Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 (tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các khoản 2, 3 và 4 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
đ) Điều 188, các khoản 3 và 4 (tội buôn lậu); Điều 189, khoản 3 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các khoản 2 và 3 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các khoản 2 và 3 (tội đầu cơ); Điều 205, các khoản 3 và 4 (tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các khoản 2 và 3 (tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các khoản 2 và 3 (tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các khoản 2 và 3 (tội hủy hoại rừng);
e) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, khoản 2 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, khoản 2 (tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);
g) Điều 265, các khoản 2, 3 và 4 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia);
Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các khoản 2, 3 và 4 (tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);
h) Điều 329, các khoản 2 và 3 (tội mua dâm người dưới 18 tuổi);
i) Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 (tội tham ô tài sản); Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 (tội nhận hối lộ); Điều 355, các khoản 2, 3 và 4 (tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 (tội đưa hối lộ); Điều 365, các khoản 2, 3 và 4 (tội làm môi giới hối lộ);
k) Điều 373, các khoản 3 và 4 (tội dùng nhục hình); Điều 374, các khoản 3 và 4 (tội bức cung); Điều 386, khoản 2 (tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);
l) Các điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Khung 2
Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Giải quyết vấn đề
Như vậy hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội che dấu tội phạm. Hình phạt mà bạn có thể phải chịu là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phat tù 06 tháng đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Che giấu tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Mẹ che giấu cho con phạm tội có bị xử lý hình sự không?
- Thuê phòng nghỉ để trộm tài sản của chủ nhà có bị đi tù không?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Che dấu tội phạm bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Là hành vi được thực hiện sau khi tội phạm đã kết thúc;
– Người có hành vi che giấu và người được che giấu không có sự hứa hẹn hoặc sự thỏa thuận trước;
– Luôn được thực hiện dưới hình thức “hành động phạm tội”;
– Lỗi của người che giấu hành vi phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
– Che giấu có nghĩa là hành vi thực hiện sau khi người này phạm tội; bằng cách xóa dấu vết, tang vật, cản trở điều tra.
– Không tố giác là hành vi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện; mà không tố giác.
Những người thực hiện hành vi che giấu; hay không tố giác hoàn toàn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
Không tố giác tội phạm, được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm. Được Bộ luật Hình sự quy định (tại Điều 389) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang; hoặc đã được thực hiện