Khi có sự thay đổi về thông tin đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; như có lao động chấm dứt hợp đồng, nghỉ thai sản,… Doanh nghiệp cần thông báo với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa biết cách thực hiện hồ sơ, thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Khi nào doanh nghiệp phải báo giảm bảo hiểm xã hội?
Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1, Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định trên, khi có thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội; doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể, doanh nghiệp cần bảo giảm trong các trường hợp sau:
+ Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
+ Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng.
+ Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
+ Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động…
Thủ tục báo giảm bảo hiểm xã hội
Khi thực hiện báo giảm bảo hiểm xã hội; doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội
Căn cứ Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH; quy định về hồ sơ điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội; theo đó cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội (Mẫu TK1-TS).
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội (Mẫu TK3-TS).
+ Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội (Mẫu D02-TS).
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Ngoài ra, đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thì cần chuẩn bị thêm hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài; hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quản bảo hiểm xã hội
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội nêu trên; doanh nghiệp nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội; hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng.
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội:
Người sử dụng lao động có thể đến trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội đang quản lý công ty ở cấp huyện hoặc cấp tỉnh để nộp bộ hồ sơ sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên.
- Nộp hồ sơ trực tuyến
Doanh nghiệp thực hiện kê khai báo giảm bảo hiểm xã hội trên trang giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam; sau đó dùng thiết bị chữ ký số (token) để nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Nhận kết quả
Theo quy định tại Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ; thì yêu cầu báo giảm của doanh nghiệp sẽ được giải quyết. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp có bị truy thu bảo hiểm xã do chậm báo giảm không?
Khi doanh nghiệp có phát sinh giảm lao động cần lập danh sách báo giảm gửi cơ quan bảo hiểm xã hội ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng thì được coi là báo giảm chậm.
Truy thu là việc cơ quan bảo hiểm xã hội thu khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghệp của trường hợp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghệp.
Do khi chậm báo giảm bảo hiểm không thuộc trường hợp doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, đóng không đủ số tiền phải đóng hay chiếm dụng tiền đóng nên sẽ không bị truy thu.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ-BHXH; nếu doanh nghiệp báo giảm chậm nên phải đóng tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
- Được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi đang hưởng lương hưu không?
- Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
+ Ốm đau;
+ Thai sản;
+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Hưu trí;
+ Tử tuất.