Nội quy lao động tập thể và thỏa ước lao động tập thể là 2 thuật ngữ rất dễ khiến người dùng nhầm lẫn. Vậy giữa chúng có sự khác nhau như thế nào? Người đọc cần chú ý vấn đề gì để không bị nhầm lẫn? Dưới đây là sự phân biệt về 2 thuật ngữ này của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Khái niệm về nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
Nội quy lao động: Pháp luật hiện hành không có nêu định nghĩa, có thể hiểu: những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp; quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại tài sản của công ty.
Thỏa ước lao động tập thể: là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Chủ thể có thẩm quyền tiến hành
Đối với nội quy lao động: chủ thể có thẩm quyền tiến hành là người sử dụng lao động.
Đối với thỏa ước lao động tập thể: chủ thể có thẩm quyền tiến hành là tập thể lao động.
Về phân loại:
Nội quy lao động không có phân loại.
Thỏa ước lao động tập thể sẽ phân thành 3 loại bao gồm:
- Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
- Thỏa ước lao động tập thể ngành;
- Hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
Trình tự ban hành
Nội quy lao động được ban hành và quy định tại điều 119, 120 Bộ luật lao động 2019; điều 69 nghị định 145/2020/NP-CP.
Thỏa ước lao động tập thể được ban hành và quy định tại điều 76 Bộ luật lao động 2019.
Thời điểm có hiệu lực của nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
Nội quy lao động: có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Thỏa ước lao động tập thể: Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.
Nội dung chủ yếu của nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
Nội dung của nội quy lao động gồm chủ yếu các vấn đề sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
Nội dung của thỏa ước lao động tập thể gồm chủ yếu vấn đề sau:
Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành không có nêu định nghĩa, có thể hiểu: những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp; quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại tài sản của công ty.
Thỏa ước lao động tập thể: là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Nội quy lao động: có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Thỏa ước lao động tập thể: Ngày có hiệu lực của thoả ước lao động tập thể được ghi trong thoả ước. Trường hợp thoả ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực kể từ ngày các bên ký kết.
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về
Phân biệt nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833 102 102