Chào luật sư. Tôi có dự định kinh doanh thương mại tỏng thời gian tới. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề pháp lý tôi chưa rõ. Trước tiên đó là về vấn đề tranh chấp thương mại. Vậy Tranh chấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại như thế nào? Nếu xảy ra tranh chấp thương mại thì tôi phải làm sao? Ưu, nhược điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài và Toà án là gì? Rất mong nhận được phản hồi sớm từu Luật sư.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hoạt động thương mại là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích lợi nhuận.”
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích lợi nhuận.”
- Mua bán hàng hoá là hoạt động mà bên bán có nghĩa vụ giao hàng; chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán; nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
- Cung ứng dịch vụ là hoạt động mà theo đó một bên (gọi là bên cung cấp dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng có nhu cầu) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại là tranh chấp khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại. Có thể hiểu rằng: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn ( bất đồng hoặc xung đột ) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Đặc điểm tranh chấp thương mại
Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại
Chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân
Quan hệ thương mại có thể được thiết lập giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân; tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật
Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau. Tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Nội dung của tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền; nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thương liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại đòi hỏi được giải quyết thỏa đáng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, bảo đảm trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội. Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức :
- Thương lượng, hòa giải,
- Trọng tài thương mại;
- Tòa án.
Phân loại tranh chấp thương mại
Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ:
- Tranh chấp thương mại trong nước;
- Tranh chấp thương mại quốc tế.
Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp:
- Tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên;
- Tranh chấp thương mại nhiều bên.
Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp:
- Tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng;
- Tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính…
Căn cứ vào quá trình thực hiện
- Tranh chấp trong quá trình đàm phán; soạn thảo; ký kết hợp đồng;
- Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp:
- Tranh chấp thương mại hiện tại;
- Tranh chấp thương mại trong tương lai.
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng
Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng các bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hòa được quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải
Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài
Đặc điểm của tranh chấp thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại là đặc điểm đặc trưng của tranh chấp thương mại. Theo đó, các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài thương mại và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Xem thêm: Có bắt buộc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài?
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm
Thứ nhất, thủ tục trọng tài tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện tính chất mềm đơn giản, linh hoạt và mêm dẻo về mặt tố tụng.
Thứ hai, các bên được lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp.
Thứ ba, nguyên tắc trọng tài xét xử không công khai, giúp các bên giữ được uy tín trên thương trường.
Thứ tư, các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài, kiểm soát được việc cung cấp chứng cứ của mình và điều này giúp các bên giữ được bí quyết kinh doanh.
Thứ năm, trọng tài khi giải quyết tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tự pháp của nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Nhược điểm
Thứ nhất, do trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất dẫn đến trường hợp thiếu tính chính xác.
Thứ hai, trọng tài không phải là cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu Tòa án thi hành các phán quyết của mình.
Thứ ba, trong thực tiễn thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu tự giác khi thi hành quyết định của trọng tài.
Thứ tư, khi không được thỏa thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp kinh doanh thì khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Toà án có ưu, nhược điểm gì?
Ưu điểm
Thứ nhất, Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án.
Thứ hai, Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử công khai sẽ nhận ra những doanh nghiệp mang tính lừa lọc; hay vi phạm để tránh những trường hợp khác xảy ra.
Thứ ba, Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia; có điều kiện tốt hơn các trọng tài viên trong việc tiến hành điều tra; có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.
Thứ tư, Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý.
Hạn chế
Thứ nhất, Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;
Thứ hai, Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ; mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ; và uy tín trên thương trường bị giảm sút.
Ngoài ra, đối với các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài thì: Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện bảo hộ tên thương mại theo quy định pháp luật là gì?
- Chế tài phạt vi phạm và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại
- Có được thỏa thuận miễn trách nhiệm thương mại không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Tranh chấp thương mại là gì? Đặc điểm tranh chấp thương mại? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo Luật trọng tài thương mại 2010:
Hiện nay, có hai phương thức trọng tài. Thứ nhất là phương thức trọng tài vụ việc. Thứ hai là trọng tài quy chế hay còn gọi là trọng tài thường trực.
Trong Luật Thương mại không có quy định cụ thể về hợp đồng thương mại vô hiệu, do đó, khi xem xét hợp đồng thương mại có vô hiệu không phải xem các quy định tại Bộ luật Dân sự. Theo đó, hợp đồng thương mại vô hiệu khi không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng, giao dịch dân sự (khoản 1 Điều 407 và Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015).
Theo Luật trọng tài năm 2010, thoả thuận trọng tài vô hiệu khi:
+ Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài.
+ Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
+ Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp.
+ Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu.
+ Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.