Chào Luật sư. Tôi liên hệ đến văn phòng luật sư để nhờ tư vấn vụ việc như sau: Tôi và anh A có quan hệ tình cảm. Tuy nhiên, do không hợp nhau nên tôi đã đề nghị chia tay. Đến nay chúng tôi đã chia tay được một năm nhưng anh A thường xuyên làm phiền cuộc sống của tôi. Đỉnh điểm chủ nhật tuần trước, tôi đang đi uống nước với bạn, để xe ở ngoài, anh A đã tẩm xăng đốt cháy xe máy của tôi rồi bỏ chạy. Tôi đã trình báo sự việc lên cơ quan công an. Vậy hành vi đốt xe của người yêu cũ bị xử phạt như thế nào theo quy định? Mong Luật sư quan tâm giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trường hợp này, anh A có thể bị khởi tố với tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Thế nào là hành vi huỷ hoại tài sản?
Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
Hành vi này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Các yếu tố cấu thành tội huỷ hoại tài sản
Chủ thể của tội phạm
Người thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm hình sự; đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là quan hệ sở hữu.
Mặt chủ quan của tội phạm
Hành vi được thực hiện với lỗi cố ý nhằm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Hành vi đốt xe của người yêu cũ bị xử phạt như thế nào?
Hành vi đốt cửa hàng của chủ nợ bị xử lý theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Khung 1
Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi:
Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật; cổ vật
Khung 2
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 4
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm nếu phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị :
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
- Cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp hành vi hủy hoại tài sản của người khác chưa đủ yếu tố để cấu thành tội hình sự; thì người có hành vi này có thể bị xử phạt:
- Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hại tài sản của người khác.
- Trường hợp là người nước ngoài vi phạm thì có thể bị áp dụng biện pháp trục xuất tùy theo mức độ vi phạm của người đó.
Trách nhiệm bồi thường dân sự
Căn cứ theo điều 589 Bộ luật dân sự 2015, hành vi xâm phạm đến tài sản của người khác sẽ phải bồi thường như sau:
- Đền bù lại tài sản cùng loại với tài sản đã bị làm hủy hoại hoặc hư hỏng.
- Đền bù phần lợi ích chính đáng gắn với việc sử dụng; khai thác bị mất hoặc bị giảm sút khi tài sản bị hủy hoại; hỏng hóc.
- Đền bù chi phí mà bên bị hại phải bỏ ra để ngăn chặn; khắc phục thiệt hại.
- Các chi phí đền bù với những thiệt hại thực tế khác.
Kết luận
Như vậy, hành vi đốt xe của người yêu cũ là hành vi huỷ hoại tài sản. Đây là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Người phạm tội có thể phải chịu hình phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Bên cạnh đó, có thể bị xử phạt hành chính từ 02 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung. Thêm vào đó, người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có tài sản bị xâm hại.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi hủy hoại tài sản trong khi đi đòi nợ bị xử lý như thế nào?
- Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xử lý thế nào?
- Hành vi vận chuyển trái phép ma túy vào Việt Nam có bị tử hình không?
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về “Đốt xe của người yêu cũ bị xử phạt như thế nào theo quy định?” Mọi thắc mắc, câu hỏi mới của bạn có thể tìm tới Luật sư X để được giải đáp cụ thể, chi tiết hơn. Vui lòng liên hệ theo số hotline: 0833.102.102 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Câu hỏi liên quan
Trong trường hợp mức độ thiệt hại của hành vi huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính thì được xác định là gây hậu quả nghiêm trọng và có thể cấu thành tội phạm hình sự về tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 243 BLHS 2015 về tội hủy hoại rừng.
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ; chi phối tài sản một cách trực tiếp; hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp; có thời gian sử dụng; luân chuyển; thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền; hiện vật (vật tư; hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.