Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước; hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận; xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội; như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua. Vậy nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua ở xã hội là gì? Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội được nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội; người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại. Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật nhà ở 2014; nêu khái niệm nhà ở xã hội như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7, Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.
Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước; (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận; xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội; như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua.
Nhà ở xã hội được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại); đối tượng được mua nhà ở xã hội phải là đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.
Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội
Căn cứ Điều 62 Luật nhà ở 2014; quy định muốn thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cho thuê nhà ở xã hội như sau:
Phải là đối tượng được phép thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội
Căn cứ Điều 49 và khoản 1 Điều 50 Luật nhà ở 2014; quy định đối tượng được thuê, cho thuê nhà ở xã hội gồm:
+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan; đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
+ Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.
Đối tượng thuê nhà ở xã hội bị hạn chế về quyền cho thuê lại, cho mượn nhà ở xã hội
Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.
Bên thuê mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm; kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở. Trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này; thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội; nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận.
Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội; thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường; cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở; và được cấp Giấy chứng nhận.
Tiền thuê nhà ở xã hội
Việc xử lý tiền thuê, tiền mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê mua nhà ở mà bên thuê mua đã nhận bàn giao nhà ở thì bên thuê mua phải trả lại nhà ở này cho bên cho thuê mua; bên thuê mua được hoàn lại số tiền đã nộp lần đầu, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Cơ quan xác định gía thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư là: Bộ Xây dựng quyết định giá thuê; bán nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn trung ương. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định giá thuê; bán nhà ở xã hội do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đầu tư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá thuê, bán nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn của địa phương; và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.
Giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng sẽ do chủ đầu tư xác định. Và chủ đầu tư phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở xã hội tổ chức thẩm định giá thuê, giá thuê mua, giá bán trước khi công bố.
Thời hạn thuê nhà ở xã hội
Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn đề nghị vay vốn mua nhà ở xã hội mới nhất
- Vay vốn mua nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
- Quy định về nhà ở xã hội và điều kiện mua nhà ở xã hội năm 2021
- Mua nhà ở xã hội khi không thuộc đối tượng được hưởng chính sách
Câu hỏi thường gặp
Nhà ở xã hội gồm nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ; phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà ở xã hội riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt; bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập; phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ; có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức; bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.