Nếu bạn đang có hứng thú, có nhu cầu đầu tư kinh doanh, thành lập công ty, doanh nghiệp tại Hải Dương mà không biết điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hải Dương như thế nào? Vậy, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Hải Dương năm 2021
Để có thể thành lập doanh nghiệp, trước hết phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Về chủ thể thành lập: Phải là cá nhân – phải đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định. Hoặc là tổ chức – pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Ngành, nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đặt tên theo quy định, tránh trùng hoặc gây nhầm lẫn.
Về trụ sở kinh doanh: Trụ sở chính của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể; trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.
Về vốn: vốn điều lệ, vốn pháp định tuỳ theo quy mô kinh doanh; và theo quy định của luật chuyên ngành điều chỉnh.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hải Dương năm 2021
Sau khi đầy đủ hồ sơ, bạn thực hiện các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ cần thiết
- Xác định loại hình doanh nghiệp để lựa chọn.
- Đặt tên công ty: Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình công ty và tên riêng. Theo đó, tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc.
- Địa chỉ trụ sở chính công ty.
- Ngành, nghề kinh doanh: Khách hàng liêt kê sơ bộ các ngành; nghề/ lĩnh vực hoạt động dự kiến của công ty.
- Vốn điều lệ công ty: Tùy vào khả năng; nhu cầu của các thành viên/ cổ đông và theo quy định của pháp luật; (đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) để đặt vốn điều lệ phù hợp.
- Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập.
Bước 2: Tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hải Dương
Một là, bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ phản hồi từ cơ quan Đăng ký kinh doanh tại Hải Dương.
Hoặc nếu trong giai đoạn dịch bệnh việc đi lại khó khăn; bạn không thể nộp trực tiếp thì có thể nộp qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Sau khi Cơ quan đăng ký kinh doanh cấy GCN ĐKKD cho bạn; bạn cần hoàn tất một số thủ tục để doanh nghiệp, công ty của bạn có thể đi vào hoạt động như:
Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch; nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập; doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi; nộp lệ phí môn bài theo mức mà pháp luật đã quy định.
Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng; thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng); để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Hải Dương năm 2021
Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có đặc thù riêng, do đó, hồ sơ thành lập cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản với:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh
Khi thành lập công ty hợp danh, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần
Bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau khi thành lập công ty cổ phần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông; là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
Để quá trình thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên; bạn được thuận lơi, nhanh chóng bạn cần chuẩn bị đầy đủ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Liên hệ Luật sư X
Khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp tại Hải Dương; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý gồm:
- Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập.
- Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết.
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ hợp lệ.
- Đại diện thay mặt thực hiện thử tục.
- Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.
Hãy liên hệ Luật sư X khi có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bạn có nhu cầu mở nhà hàng với vốn ít thì có thể thành lập hộ kinh doanh. Hoặc nếu vốn nhiều và muốn được hưởng nhiều ưu đãi thì nên thành lập doanh nghiệp.
Bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì sau khoảng 03 ngày sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau đó, phải hoàn tất một số thủ tục như: mở tài khoản ngân hàng, mua hóa đơn, nộp thuế… thì doanh nghiệp mới có thể đi vào hoạt động.
Pháp luật chỉ quy định người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù thì không được thành lập doanh nghiệp. Còn mới ra tù tức là đã ra tù, đã chấp hành xong hình phạt tù; do đó, mới ra tù cũng được thành lập doanh nghiệp. Đây cũng là một biện pháp để họ có thể tái hòa nhập xã hội.
GCN thể hiện những nội dung như:
– Tên, mã số của doanh nghiệp.
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
– Số vốn của doanh nghiệp.
– Tên, thông tin cá nhân, thông tin liên lạc của chủ doanh nghiệp, của người đại diện theo pháp luật…