Tạm thời đóng cửa nơi làm việc là một trong những quyền của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể tạm thời đóng cửa nơi làm việc với các lý do như sửa chữa máy móc, thiết bị, vệ sinh nơi làm việc,… nhưng không được đóng cửa tạm thời trong một số trường hợp nhất định. Vậy trường hợp nào bị cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để giải đáp được những thắc mắc trên!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quyền của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động; tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại; trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường ;hoặc để bảo vệ tài sản. Theo đó; BLLĐ cho phép người sử dụng lao động được tạm thời đóng cửa doanh nghiệp trong quá trình tập thể lao động tiến hành đình công; để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; do trên thực tế trong thời gian qua; một số cuộc đình công đã bị không ít phần tử quá khích lợi dụng để thực hiện các hành vi bạo lực; phá hủy tài sản của doanh nghiệp.
Nội dung liên quan đến đóng cửa tạm thời nơi làm việc lần đầu được quy định tại BLLĐ cũ năm 2012; và không có sửa đổi nhiều trong BLLĐ 2019. Quy định về việc tạm thời đóng cửa nơi làm việc trong quá trình xảy ra tranh chấp lao động tập thể được hiểu là quyền của chủ doanh nghiệp nhằm từ chối việc người lao động đến các vị trí làm việc với lý do dự phòng; phá vỡ hoặc trả đũa hoặc từ một cuộc đình công; đồng thời phát sinh từ một thực tế là doanh nghiệp khó duy trì hoạt động vì một bộ phận nhân công ngừng làm việc.
Trường hợp nào bị cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc?
Theo Điều 206 Bộ luật lao động 2019; có 02 trường hợp người sử dụng lao động không được tạm thời đóng cửa nơi làm việc, bao gồm:
Trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công
Người sử dụng lao động được tổ chức đại diện người lao động thông báo bằng bản về việc tổ chức đình công trước ít nhất 05 ngày kể từ ngày tổ chức đình công. Trong thông báo này có bao gồm thời gian, địa điểm tổ chức đình công.
Về bản chất, đình công là hoạt động ngừng việc tự nguyện của người lao động; thể hiện lập trường và yêu cầu từ người lao động; nên nếu đóng cửa nơi làm việc ngay trước khi tổ chức đình công thì người lao động trở thành được nghỉ vì nơi làm việc tạm đóng cửa; chứ không phải là ngừng việc do tranh chấp lao động.
Sau khi người lao động ngừng đình công
Sau khi người lao động ngừng đình công; nghĩa là khi đã có sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động; hoặc người sử dụng lao động đã chấp nhận một phần; hoặc toàn bộ yêu cầu của người sử dụng lao động. Khi ngừng đình công thì người lao động quay trở lại làm việc như bình thường.
Nếu tạm đóng cửa nơi làm việc ngay sau khi người lao động ngừng đình công, hành động này được coi là cản trở người lao động thực hiện công việc của mình; ngăn không cho người lao động quay trở lại làm việc cho người sử dụng lao động. Mà người lao động khi tham gia đình công đã mất một quãng thời gian không được hưởng tiền lương; thưởng để chi trả cho sinh hoạt của mình và gia đình; nếu tiếp tục nghỉ do đóng cửa nơi làm việc, thu nhập của người lao động không được đảm bảo.
Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc ít nhất 03 ngày làm việc; trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc; người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc; và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
1. Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa;
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu quyết định xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải
- Người lao động nào được trả lương ngừng việc do dịch Covid-19?
- Khi nào người lao động được đình công?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Trường hợp nào bị cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc?
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
2 trường hợp người sử dụng lao động không được tạm thời đóng cửa nơi làm việc, đều liên quan đến đình công, nhằm đảm bảo tổ chức đại diện người lao động cũng như người lao động thực hiện đình công một cách tự do, dân chủ nhất, không chịu áp lực từ người sử dụng lao động.
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc không thông báo có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động phải được thỏa thuận với từng người lao động, thời gian tạm hoãn do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, phải lập văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được doanh nghiệp, người lao động cùng ký kết.