Trong thời gian qua, do tác động bởi dịch Covid-19; sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn; có doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất. Một số người lao động phải ngừng việc, xuất phát từ tác động của dịch như: người lao động phải thực hiện cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; người lao động ở các khu bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà không thể làm việc;… Và câu hỏi đặt ra là người lao động nào được trả lương ngừng việc do dịch Covid-19?
Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để giải đáp được những thắc mắc trên!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người lao động là gì?
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi; trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật lao động.
Người lao động nào được trả lương ngừng việc do dịch Covid-19?
Đối với trường hợp NLĐ phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 thì tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 điều 99 của bộ luật Lao động.Theo đó; 4 trường hợp được trả lương ngừng việc, gồm:
- NLĐ phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- NLĐ phải ngừng việc do nơi làm việc; hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- NLĐ phải ngừng việc do doanh nghiệp; hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- NLĐ phải ngừng việc do doanh nghiệp; hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động; hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp; bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc.
Mức tiền lương ngừng việc
Tiền lương ngừng việc trong các trường hợp ngừng việc như trên do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, nhưng phải đảm bảo:
- Nếu thời gian ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương); thì tiền lương ngừng việc hai bên thỏa thuận; nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (có thể trả bằng; hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng);
- Nếu thời gian ngừng việc trên 14 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ hằng tuần; ngày nghỉ lễ, tết được hưởng lương) thì:
+ Tiền lương ngừng việc của 14 ngày đầu tiên hai bên thỏa thuận; nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; (có thể trả bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng);
+ Tiền lương ngừng việc của những ngày tiếp theo hai bên thỏa thuận (có thể trả thấp hơn, bằng; hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng).
Trong thời gian người lao động ngừng việc và hưởng tiền lương ngừng việc như nêu trên; thì doanh nghiệp và người lao động được thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc theo quy định tại khoản 6 Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH. Tuy nhiên; doanh nghiệp và người lao động vẫn có thể đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương hợp đồng lao động của người lao động; mà không cần báo giảm mức đóng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Ngừng việc và tạm hoãn hợp đồng lao động khác nhau như thế nào?
- Thủ tục nhận hỗ trợ ngừng việc do covid 19 từ gói hỗ trợ của Chính phủ
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Người lao động nào được trả lương ngừng việc do dịch Covid-19?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả (lương ngừng việc) của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục vay vốn để trả lương ngừng việc theo điểm 11 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 hoặc lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để thống nhất thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động năm 2019.
Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động phải được thỏa thuận với từng người lao động, thời gian tạm hoãn do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, phải lập văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được doanh nghiệp, người lao động cùng ký kết.
Theo quy định của pháp luật người lao động sẽ được trả lương ngừng việc khi xảy ra một trong ba nguyên nhân sau đây
– Do lỗi của người sử dụng lao động
– Do lỗi của người lao động
– Khi nguyên nhân ngừng việc là do sự kiện bất khả kháng như sự cố điện nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…